Thứ sáu, 02/08/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 29/03/2007
Intel khởi công nhà máy chíp lớn nhất thế giới tại VN

Lễ khởi công nhà máy lắp ráp và kiểm định chip của Intel đã diễn ra tại Khu công nghệ cao Tp.HCM, ngày 28/3. Đây sẽ là nhà máy lớn nhất trong hệ thống các nhà máy lắp ráp và kiểm định chip trên toàn cầu của Intel - hãng sản xuất chip máy tính đứng đầu thế giới.

Nhà máy có diện tích hơn 460.000 m2 và đã được công bố vốn đầu tư 1 tỉ đôla vào đầu tháng 10 năm 2006. Công ty Intel Việt Nam cho biết, việc thi công nhà máy sẽ kéo dài trong 18 tháng và dự kiến sẽ bắt đầu hoạt động vào giữa năm 2009. Nhà máy sẽ tạo ra khoảng trên 4.000 việc làm cho người lao động Việt Nam khi hoạt động hết công suất, trong đó có 1.500 lao động cao cấp là các kỹ sư. 

Theo đánh giá, nhà máy Intel tại Việt Nam sẽ là kiểu mẫu cho các hệ thống các cơ sở lắp ráp và kiểm định của Intel trên toàn thế giới. Sau khi đi vào hoạt động ổn định, mỗi năm nhà máy sẽ đạt mức doanh thu sản xuất khoảng 5 tỷ USD

Việt Nam đã có tên trên bản đồ công nghệ cao thế giới

Cách đây 4 năm, ít ai tin rằng Việt Nam sẽ có tên trên bản đồ công nghệ cao của thế giới. Bởi muốn các tập đoàn công nghệ cao hàng đầu thế giới chọn làm địa điểm tiềm năng, các khu công nghệ cao của các quốc gia phải đáp ứng được những tiêu chuẩn cao cấp về cơ sở hạ tầng, sẵn sàng về nguồn nhân lực và sự hiện diện của các ngành công nghiệp hỗ trợ. Khâu đơn giản nhất là sản xuất công nghệ cao cũng đòi hỏi những quy định hết sức nghiêm ngặt về lực lượng lao động và hạ tầng, đặc biệt là sự ổn định và đa dạng về nguồn cung cấp điện và chất lượng của hạ tầng viễn thông. Nếu đáp ứng những tiêu chuẩn này, quốc gia được lựa chọn sẽ đạt được những bước tiến vượt bậc về hạ tầng công nghệ - tăng trưởng kinh tế - chất lượng nguồn nhân lực.

Phối cảnh Nhà máy Intel Products Việt Nam xây dựng tại Khu công nghệ cao TPHCM.

Bốn năm, Việt Nam đã đi từ chỗ chưa có gì đến chỗ xác lập được tên tuổi của mình trên trường quốc tế về thu hút đầu tư công nghệ cao, mà sự có mặt của các tập đoàn hàng đầu thế giới như Intel, Nidec tại Khu công nghệ cao TPHCM - Việt Nam chính là “sự xác nhận” tích cực nhất. Điều này thúc đẩy các tập đoàn công nghệ cao khác xem Việt Nam như một địa điểm mới để xây dựng nhà máy và mở rộng sản xuất.

Lấy Intel làm ví dụ. Theo nhận định của Ngân hàng Thế giới (năm 2006), các nhà đầu tư thuộc nhóm ngành công nghiệp vi điện tử, bán dẫn là các nhà cung ứng toàn cầu của Intel sẽ theo chân tập đoàn này vào các quốc gia mà Intel xây dựng cơ sở. Như vậy, Intel sẽ thu hút hệ thống cung ứng của họ vào Việt Nam để cung cấp dịch vụ và sản phẩm cho tập đoàn. Đồng thời, Intel cũng sẽ phát triển mạng lưới các nhà cung ứng ở Việt Nam để giảm chi phí. Về lâu dài, điều này sẽ giúp hình thành một chuỗi cung ứng trong lĩnh vực bán dẫn tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, quyết định đầu tư của các nhà đầu tư lớn như Nidec, Intel cùng những yêu cầu khắt khe của họ về môi trường đầu tư đã tác động tích cực vào việc cải thiện môi trường pháp lý và các quy trình quản lý của chính phủ Việt Nam trên nhiều lĩnh vực như thuế, hải quan, ngân hàng, từ đó tạo môi trường minh bạch và thông thoáng để thu hút nguồn đầu tư FDI mới.

Lời giải cho bài toán chuyển giao công nghệ

Làn sóng đầu tư này cũng tạo ra một nhu cầu lớn về lao động trực tiếp và lao động kỹ thuật cao. Chỉ tính khi 10 nhà máy của Tập đoàn Nidec đi vào hoạt động, sẽ cần ít nhất 30.000 lao động kỹ thuật và quản lý. Bên cạnh việc tạo ra nguồn việc làm phong phú, cao cấp, nâng cao mức thu nhập người lao động Việt Nam, bài toán chuyển giao công nghệ và nâng cao chất lượng đào tạo cũng đang được tháo gỡ. Hiện nay, để đạt được yêu cầu khắt khe về kỹ năng làm việc, hầu hết lao động kỹ thuật cao tại các nhà máy công nghệ cao sẽ được cử đi đào tạo ở nước ngoài.

Điển hình hơn, Tập đoàn Intel đang hợp tác chặt chẽ với các trường đại học, đặc biệt với các trường trong khối kỹ thuật, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và các kỹ năng làm việc của sinh viên thông qua nhiều hình thức như góp ý cải tiến giáo trình, ngành học, cấp học bổng, nhận thực tập sinh và đào tạo tại nhà máy… Các hoạt động này chắc chắn sẽ tác động tích cực đến hạ tầng giáo dục và trình độ của nguồn nhân lực làm việc tại thành phố nói chung và Khu công nghệ cao TPHCM nói riêng.

Sau gần 5 năm khởi nghiệp, Khu công nghệ cao TPHCM đang hình thành một trung tâm khoa học công nghệ của khu vực phía Nam, triển khai hoạt động trên nhiều lĩnh vực như nghiên cứu – phát triển và các hoạt động khoa học dịch vụ khác. Theo nhận định của ông Nguyễn Đình Mai, Quyền Trưởng ban Quản lý Khu công nghệ cao TPHCM: “Công nghệ cao hiểu đầy đủ sẽ bao gồm sản xuất công nghệ cao (thiết bị công nghệ tự động hóa), nghiên cứu và triển khai, đào tạo, ươm tạo và cả những lĩnh vực dịch vụ công nghệ cao hỗ trợ cho lĩnh vực sản xuất. Đây mới là những khoản đầu tư tạo ra giá trị thặng dư lớn cho nền kinh tế và nâng cao năng lực nội sinh của tài nguyên trí thức Việt Nam”.

Chiến lược phát triển của Khu công nghệ cao TPHCM từ nay đến năm 2010

* Thu hút những tập đoàn công nghệ cao có công nghệ nguồn, đặc biệt trong lĩnh vực vi điện tử, bán dẫn và công nghệ thông tin để xây dựng hoàn chỉnh chuỗi cung ứng của lĩnh vực vi điện tử và bán dẫn tại Khu công nghệ cao với hạt nhân là nhà máy 1 tỷ USD của Tập đoàn Intel.

* Phát triển hoàn chỉnh hệ thống các ngành dịch vụ công nghệ cao bao gồm các trung tâm hỗ trợ khách hàng (call center), trung tâm dữ liệu (data center), các trung tâm phát triển phần mềm và ứng dụng web (software dev and web applications), các trung tâm cung cấp dịch vụ tài chánh, ngân hàng (business off-shoring)...

* Sau 3 năm hoạt động, Trung tâm nghiên cứu và phát triển (Trung tâm R&D) của Khu công nghệ cao TPHCM đã đạt được một số thành tựu trong lĩnh vực công nghệ nano, đặc biệt trong việc ứng dụng than nano lỏng sản xuất từ nguồn nguyên liệu trong nước vào nhiều lĩnh vực như mực in, pin nhiêu liệu, màng mems. Những thành tựu này đã được đăng ký bản quyền tại Mỹ.

Theo Vneconomy

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0