Thứ sáu, 22/11/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 02/10/2023
Hai cựu kỹ sư Google lập startup về vật lý số tại Việt Nam

Vật lý số là một lĩnh vực còn rất mới mẻ tại Việt Nam, nhưng nó được xem là một trong những tiềm năng lớn để phát triển kinh tế số trong tương lai.

Ngày 1/10 tại TP.HCM, Phygital Labs đã chính thức ra mắt. Đây là công ty hoạt động trong lĩnh vực Vật lý số.

Ông Nam Đỗ trình bày quy trình đưa sản phẩm vật lý lên môi trường số.

Phygital Labs do hai cựu kỹ sư Google Huy Nguyễn và Nam Đỗ đồng sáng lập. Trong sự kiện ra mắt, công ty đã giới thiệu sản phẩm lõi Nomion - Định danh số vạn vật. Nomion là giải pháp toàn diện, tạo ra một danh tính số duy nhất cho mỗi sản phẩm vật lý bằng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification - Nhận dạng đối tượng bằng sóng vô tuyến) và Blockchain (công nghệ chuỗi khối), đảm bảo tính minh bạch, độc bản của sản phẩm trên cả không gian thực và số. Từ đó, có thể ứng dụng công nghệ LiDAR (LightDetection And Ranging - công nghệ quét và đo tia sáng hồng ngoại) và VR/AR (thực tế ảo, thực tế tăng cường) để đưa các sản phẩm vật lý lên môi trường số, góp phần gia tăng giá trị và trở thành mảnh ghép quan trọng của nền kinh tế số.

Tại Việt Nam, theo số liệu từ Insider Intelligence, tổng số người dùng smartphone năm 2022 lên đến 62,8 triệu, chiếm 98% lượng người dùng Internet cả nước. Trong đó, 6% trong số đó có các thiết bị kết nối với thực tại ảo. Những con số kể trên cho thấy một sự dịch chuyển lớn của người dùng trên cả thế giới lẫn ở Việt Nam lên không gian số. Việc hiện diện trên không gian số với thời gian dài sẽ kéo theo nhu cầu lớn về một không gian số đúng nghĩa với đầy đủ những tính năng mô phỏng đời sống thực, với sự dịch chuyển sẽ diễn ra còn lớn mạnh hơn trong tương lai. 

Đây là một thị trường mang tiềm năng to lớn mà Việt Nam cũng hoàn toàn có thể tiếp cận từ những ngày đầu tiên. Ước tính thị trường “thế giới số song song” (Digital Twin) sẽ đạt 35,8 tỷ USD vào năm 2025, còn thị trường của công nghệ AR, VR, kết nối thế giới thực và số sẽ đạt giá trị 266,2 tỷ USD chỉ tính trong giai đoạn 2021-2024. Trong khi đó, MGI Research ước tính nền kinh tế số sẽ tăng từ từ 8,51 nghìn tỷ USD trong năm 2022 lên 11,47 nghìn tỷ USD vào năm 2026, tốc độ CAGR 5 năm là 7,75%.

Ông Nam Đỗ, Giám đốc công nghệ của Phygital Labs, cho rằng, ở Việt Nam vật lý số vẫn còn là khái niệm mới mẻ, nhưng nếu áp dụng đúng cách vào đời sống sẽ giúp nâng cao giá trị của vật phẩm trong cả thế giới số và thực. Vật lý số giúp tự động hóa các quy trình và trải nghiệm người dùng, giảm thiểu công sức và chi phí lưu trữ, ghi nhận và tăng độ tin tưởng của người dùng nhờ vào tính chất minh bạch với độ xác thực cao. Ngoài lĩnh vực kinh tế số, các giải pháp về định danh vạn vật còn giúp lưu trữ, bảo tồn và lan tỏa các giá trị văn hóa của dân tộc đến người dùng Internet khắp thế giới một cách đơn giản, tiết kiệm và hiệu quả.

Ở Việt Nam, vật lý số đã được ứng dụng thành công trong nhiều lĩnh vực như: Thương hiệu thời trang số - Ortho Starlight; Nông sản đặc sản và OCOP - Cafe Le J’, The Ho Tieu; Bảo tàng số - Làng Đá Non Nước...

Đại diện Phygital Labs cho biết, mục tiêu của công ty là đưa công nghệ vật lý số lan toả ra toàn cầu.

Ký kết giữa ba bên gồm Hội Tin học Việt Nam, Sở Thông tin & Truyền thông Thành phố Đà Nẵng, Phygital Labs.

Tại sự kiện ra mắt công ty, Phygital Labs cũng ký biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) ba bên gồm Hội Tin học Việt Nam, Sở Thông tin & Truyền thông Thành phố Đà Nẵng, Phygital Labs về nội dung “Hợp tác, thúc đẩy chuyển đổi số trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”.

Theo ông Huy Nguyễn, sáng lập kiêm Tổng Giám đốc Phygital Labs cho biết, hơn 20 năm làm việc ở khắp nơi trên thế giới, cảm nhận nhiều nền văn hóa, sống trong nhiều môi trường xã hội khác nhau và trên quê hương Việt Nam, đã mách bảo ông rằng những thứ mọi người đang nhắc đến hàng ngày như chuyển đổi số hay những công nghệ mang tính cách mạng như AI, chuỗi khối…  đang từng ngày, từng giờ đưa đến một điểm chạm lớn hơn - đó là sự giao thoa chuyển dịch của thế giới thực lên thế giới số.

Ông Huy Nguyễn, sáng lập kiêm Tổng Giám đốc Phygital Labs phát biểu tại lễ ra mắt.

Đứng trước con đường phát triển mới, những con người rất trẻ của Phygital Labs biết rõ vật lý số sẽ là cánh cổng kết nối thế giới thực và thế giới số, đây là nơi hai thế giới hội tụ và tồn tại song song, phá vỡ các rào cản về không gian để cùng phát triển bền vững và con người sinh ra để hướng đến nền kinh tế mới đầy hứa hẹn.

Về Việt Nam một thời gian rồi sau đó quay lại Mỹ, tiếp tục đến một số quốc gia trên thế giới để gặp gỡ mọi người và lắng nghe những phản hồi, ông Huy Nguyễn càng có niềm tin mãnh liệt hơn vào tương lai của vật lý số. Tuy nhiên, ông cho rằng, chỉ đưa những công nghệ mới nhất, tốt nhất về Việt Nam là chưa đủ mà công nghệ đó phải phù hợp với điều kiện của xã hội, mong muốn của mọi người. Nói cách khác, công nghệ chỉ là bộ khung, còn muốn thành một hình hài đẹp đẽ, khỏe mạnh thì nó phải gắn liền với đời sống, mang tính bản địa hóa. Công nghệ đó phải được gọt giũa để phù hợp với người Việt, do người Việt làm chủ và vận hành vì người Việt, mang bản sắc Việt Nam khi bước ra sân chơi quốc tế. 

Theo ông Huy Nguyễn, vật lý số là một khái niệm mới mẻ ngày hôm nay, nhưng sẽ là mảnh ghép quan trọng của nền kinh tế số trong tương lai.

Theo Vietnamnet.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0