Thứ sáu, 02/08/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 26/03/2007
Bán lẻ điện thoại di động: Các "đại gia" vào cuộc

Những siêu thị nhỏ phải xem lại mình nếu không muốn bị triệt tiêu! Ảnh: Minh Phúc

Từ những ngày cuối năm 2006, giới kinh doanh điện thoại di động (ĐTDĐ) cả nước hoang mang khi nghe tin: tháng 4-2007, một nhà phân phối lớn trong làng ĐTDĐ là FPT sẽ nhảy vào cuộc kinh doanh bán lẻ! Bên cạnh đó, những tên tuổi như Viettel, MobiFone cũng lưu tâm đến lĩnh vực này...

Giám đốc kinh doanh một siêu thị nhận định: "Tôi thật sự lo lắng khi nghe tin FPT nhảy vào thị trường bán lẻ. Họ có nhiều tiền, có kinh nghiệm buôn bán, hoạt động có quy mô, bài bản, lại là nhà phân phối của nhiều thương hiệu lớn như Nokia, Samsung, Motorola...

Ngoài FPT, hai "thế lực" cũng làm nhiều siêu thị hiện nay lo ngại. Đó là Viettel và MobiFone. Viettel đang có chiến lược chiếm lĩnh thị trường như bán máy ngang giá với các siêu thị khác nhưng kèm theo các ưu đãi khi hoà mạng, chưa kể chính sách "tặng máy" khi hoà mạng của chính Viettel.

Dù chưa có tuyên bố nào từ phía MobiFone nhưng nhiều nhà bán lẻ ĐTDĐ cho biết nhà khai thác mạng này sẽ nhảy vào thị trường bán lẻ thiết bị đầu cuối. Cũng như FPT, các "đại gia" khác đều không công bố thời điểm xuất hiện nhưng chắc chắn là sẽ không bỏ qua lĩnh vực bán lẻ ĐTDĐ - dù không có lãi nhiều nhưng cũng có thể sống được.

Ưu thế của FPT, Viettel và MobiFone là có hệ thống đại lý trên toàn quốc.

Bình quân mỗi tháng thị trường Việt Nam tiêu thụ khoảng từ 300.000-350.000 máy. Riêng trong tháng 1 năm nay, tiêu thụ khoảng 400.000 máy. Con số này được được giới kinh doanh ĐTDĐ đánh giá là số lượng máy được tiêu thụ lớn nhất từ trước tới nay.

Chưa có số liệu chính xác từ các công ty nghiên cứu thị trường nhưng qua khảo sát tại một vài siêu thị, trong số máy tiêu thụ nêu trên, khoảng 60% số máy trên là nhóm hàng giá rẻ có giá dưới 2 triệu đồng, gần 30% là nhóm hàng trung cấp có giá từ 2-5 triệu, phần còn lại là thuộc nhóm hàng cao cấp có giá từ 5-13 triệu đồng.

Tùy theo từng địa bàn và chính sách giá của từng cửa hàng mà lợi nhuận của mặt hàng ĐTDĐ khoảng 5-7%. Bình quân máy có giá 1 triệu đồng, sau khi trừ các khoản chi phí sẽ lãi từ 50.000-70.000đ. Khoản lãi trên chưa bao gồm những chi phí bảo hành.

Ở nhóm hàng bán lẻ ĐTDĐ hiện nay, hệ thống siêu thị của công ty Thế giới di động đang là hệ thống bán hàng mạnh nhất, tiếp sau đó là Viễn thông A, Nguyễn Kim, Phước Lập... Trong khi một số hệ thống đang "ăn nên làm ra" thì một số siêu thị được xem là lớn nhưng đang "teo" lại một cách thảm hại.

Sau một thời gian ngắn cầm cự trên thị trường, một số hệ thống siêu thị như C.D, P.H, H.P... hiện chỉ còn một vài cửa hàng để duy trì thương hiệu chờ cơ hội, doanh số bán ra cầm chừng, tiền lãi chưa đủ trả lương cho nhân viên nên phải đóng cửa những cửa hàng không hiệu quả, trả lại mặt bằng để giảm lỗ. Trong năm 2006, N. đã mở 65 cửa hàng tại TP.HCM nhưng đến đầu năm 2007 chỉ còn không quá con số 20.

Theo Tuổi trẻ

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0