Thứ bảy, 23/11/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 25/05/2017
Việt Nam sẽ có hệ sinh thái số do người Việt làm chủ

Theo tiến độ triển khai Đề án “Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa”, Đề án này sẽ được phát động triển khai vào tháng 9/2017 và từ năm 2019, sẽ tiếp tục được phát triển, khai thác sau để trở thành một hệ sinh thái số do người Việt làm chủ.

Một mục tiêu của Đề án "Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa" là từng bước góp phần phát triển công nghiệp nội dung số của Việt Nam, định hướng việc sử dụng tri thức của người dùng trên môi trường mạng (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)

Quyết định 677 phê duyệt Đề án “Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa” được Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ký ngày 18/5/2017.

Đề án nêu rõ, không dân tộc nào, quốc gia nào có thể phát triển bền vững nếu không chú tọng tới khoa học và công nghệ (KH&CN), không phát huy hiệu quả năng lực sáng tạo dựa trên nền tảng tri thức vững chắc của người dân. Để đất nước phát triển nhanh hơn, bền vững hơn trong bối cảnh thế giới đang bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, nhất thiết phải tăng cường nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo của mỗi người dân, mỗi tổ chức ở tất cả các ngành, các lĩnh vực.

Việc xây dựng và triển khai Đề án “Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa” sẽ góp phần thúc đẩy, tạo điều kiện để mọi người dân học tập suốt đời, làm chủ tri thức; tăng cường sáng tạo nghiên cứu, ứng dụng KHCN; phát huy sức mạnh trí tuệ của toàn dân, thúc đẩy quá trình phát triển đất nước.

Đề án “Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa” hướng tới mục tiêu xây dựng Hệ tri thức Việt số hóa thông qua việc tổng hợp, hệ thống hóa, việt hóa, số hóa, lưu trữ và phổ biến tri thức trong mọi lĩnh vực, trước hết là hỗ trợ cho giáo dục đào tạo, đổi mới sáng tạo và các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến đời sống của người dân như pháp luật, y tế, kỹ thuật sản xuất...; Tạo môi trường thuận lợi thu hút mọi người dân và doanh nghiệp tham gia, với vai trò vừa khai thác vừa đóng góp để làm giàu các tài nguyên tri thức số hóa của người Việt.

Đề án này cũng nhằm khơi dậy, lan tỏa niềm đam mê KH&CN, khát vọng sáng tạo, cống hiến của mọi người, mọi doanh nghiệp, đặc biệt là thế hệ trẻ, đội ngũ trí thức và các doanh nghiệp CNTT trong việc tạo lập, làm giàu và phổ biến tri thức; từng bước góp phần phát triển công nghiệp nội dung số của Việt Nam, định hướng việc sử dụng tri thức của người dùng trên môi trường mạng.

Để hiện thực hóa các mục tiêu nêu trên, Đề án đã xác định rõ một trong những nhiệm vụ, giải pháp là Nhà nước tạo cơ chế huy động các doanh nghiệp tham gia thiết lập hạ tầng để lưu trữ, chia sẻ tri thức, phát triển các ứng dụng đồng thời vừa khai thác vừa làm giàu hệ tri thức Việt số hóa.

Các doanh nghiệp lớn có tiềm lực về CNTT và hạ tầng mạng, có khát vọng và nhiệt huyết đóng góp vai trò nóng cốt trong việc phát triển hạ tầng với các công cụ quản lý, lưu trữ, tìm kiếm, chia sẻ thông tin, tri thức làm nền tảng của Hệ tri thức Việt số hóa.

Cùng với đó, huy động tất cả các nguồn lực, đặc biệt là thanh niên, học sinh, sinh viên, trí thức tham gia việt hóa, tổng hợp, thống kê, số hóa các nguồn tri thức chung, tri thức cơ bản từ các hệ tri thức của Việt Nam kết hợp với hệ tri thức của nhân loại như bách khoa toàn thư, Wikipedia.. thông qua hình thức tổ chức các cuộc thi tìm hiểu kiến thức, các đợt phát động, các hoạt động vinh danh cá nhân, tổ chức và cộng đồng. Từng bướcđẩy mạnh hoạt động này thành phong trào toàn dân. Tổ chức hệ thống hỏi đáp, hệ chuyên gia, trí khôn nhân tạo... để thu thập nhu cầu thiết thực về tri thức của người dân, đồng thời tạo ra những kiến thức đã được kiểm chứng hoặc cần được kiểm chứng.

Thực hiện tổng hợp và số hóa các tri thức cơ bản sẵn có và trí thức cộng đồng, tạo thành nội dung của Hệ tri thức Việt số hóa. Nguồn tri thức cơ bản sẵn có gồm pháp luật, chính sách Nhà nước, thông tin công bố công khai của các cơ quan nhà nước; các tri thức trong lĩnh vực giáo dục như sách giáo khoa, giáo trình, bài giảng, tài liệu tham khảo, các khóa học khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM), học liệu điện tử; các tri thức từ các đề tài, dự án nghiên cứu và sáng chế, thông tin sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng; các kỹ thuật, công nghệ hữu ích, các bài học về ứng dụng thành công KH&CN trong sản xuất và đời sống...

Bên cạnh đó, chuẩn hóa tri thức trong một số lĩnh vực quan trọng như pháp luật, sức khỏe... để đảm bảo chính xác, tin cậy, trong đó huy động sự vào cuộc của các bộ, ngành, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, các tổ chức đoàn thể, các hội, hiệp hội ngành nghề; tạo điều kiện cho mọi doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp (startup) được chủ động sử dụng các dữ liệu và công cụ của Hệ tri thức Việt số hóa để phát triển các ứng dụng đa dạng và tổ chức các ứng dụng một cách khoa học, dễ khai thác, dễ sử dụng; đồng thời, thúc đẩy và hỗ trợ các doanh nghiệp sử dụng Hệ tỉ thức Việt số hóa để phát triển các công cụ tìm kiếm, dịch thuật, khai phá dữ liệu, quản lý tri thức, ứng dụng trí khôn nhân tạo, tương tác xã hội... để dần từng bước hướng người Việt Nam, trước hết là lớp trẻ dùng các sản phẩm trên môi trường mạng do Việt Nam phát triển.

Quyết định 677 của Thủ tướng Chính phủ cũng nêu rõ, sẽ thành lập Ban chỉ đạo đề án do Phó Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban chỉ đạo; Bộ trưởng Bộ KH&CN làm Phó trưởng ban và đại diện lãnh đạo Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, một số cơ quan, đại diện khối doanh nghiệp và cộng đồng. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo, phân công và tổ chức thực hiện Đề án, đôn đốc, kiểm tra trong quá trình triển khai.

Tiến độ triển khai Đề án “Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa”

- Tháng 7/2017 tập hợp khoảng 20 doanh nghiệp có tiềm lực và khát vọng để thành lập Nhóm nòng cốt triển khai xây dựng Hệ tri thức Việt số hóa (Nhóm nòng cốt). Nhóm này do một doanh nghiệp chủ trì và thống nhất cơ chế hoạt động theo hướng mở, khuyến khích sự tham gia của mọi doanh nghiệp, tổ chức.

-Tháng 8/2017, nhóm nòng cốt phối hợp chuẩn bị sẵn sàng hạ tầng, xây dựng bộ tiêu chuẩn kỹ thuật của hạ tầng và các công cụ cần thiết để khởi tạo Hệ tri thức Việt số hóa. Nhóm nòng cốt lên phương án phát động tất cả cộng đồng tham gia đóng góp nội dung tri thức theo các chủ đề, tham gia Việt hóa, tổng hợp, thống kê, số hóa các nguồn tri thức.

-Tháng 9/2017, tổ chức lễ phát động triển khai Đề án “Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa”.

-Tháng 12/2017, dưa vào sử dụng một số ứng dụng tỏng lĩnh vực luật, y tế, giáo dục, nông nghiệp và thử nghiệm mô hình tương tắc cộng đồng tại một số đia phương.

- Năm 2018, tạo lập và phát triển nội dung đa dạng của Hệ tri thức Việt số hóa. Mở rộng xây dựng các ứng dụng trong tất cả các lĩnh vực trên quy mô toàn quốc. Đẩy mạnh triển khai Hệ tri thức Việt số hóa trên website, ứng dụng di động, ứng dụng thông minh, Internet vạn vật, tài nguyên giáo dục mở, dịch vụ giá trị gia tăng của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông...

-Từ năm 2019, tiếp tục phát triển và thúc đẩy khai thác sâu Hệ tri thức Việt số hóa để trở thành một hệ sinh thái số do người Việt làm chủ, có năng lực tích hợp mọi tri thức, thông tin, dữ liệu công cộng, tài nguyên số của Việt Nam và được sử dụng phổ biến trong xã hội.

Theo Ictnews.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0