Thứ sáu, 27/12/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 10/05/2017
Cách mạng 4.0: Thách thức từ thay đổi thị trường lao động

Thay đổi thị trường lao động sẽ là một thách thức lớn đối với con người trong thời đại cách mạng 4.0. Trong tương lai, tài năng, trí thức sẽ đại diện cho yếu tố quan trọng của sản xuất, hơn là yếu tố vốn.

Robot sẽ là một xu thế của cách mạng 4.0.

Theo ông Lê Chí Dũng, Giám đốc Trung sáng tạo CMC kiêm chánh văn phòng Viện Nghiên cứu ứng dụng CMC (thuộc CMC Corp), thay đổi thị trường lao động sẽ là một thách thức lớn đối với con người trong thời đại cách mạng 4.0. Trong tương lai, tài năng, trí thức sẽ đại diện cho yếu tố quan trọng của sản xuất, hơn là yếu tố vốn. Điều này sẽ làm phát sinh một thị trường việc làm ngày càng tách biệt, phân đoạn thành “kỹ năng thấp/lương thấp” và “kỹ năng cao/lương cao”, do đó sẽ dẫn đến gia tăng căng thẳng về việc làm và thu nhập trong xã hội, nhất là ở các xã hội không chuẩn bị tốt.

Các công việc văn phòng, bán hàng, dịch vụ khách hàng và các ngành hỗ trợ cũng không nằm ngoài tầm. Quá trình robot tự động hóa, tự động báo cáo sẽ trở nên phổ biến. Trong tài chính, “robot tư vấn” đã có trên thị trường. Trong ngành tư pháp, tại Mỹ, nhiều luật sư trẻ tuổi đã không có việc làm, bởi IBM Watson – một siêu máy tính đã đạt tới trình độ mà khi bạn cần tư vấn pháp lý, chỉ trong vài giây bạn đã nhận được thông tin mình cần với độ chính xác tới 90% (so với 70% khi thực hiện bởi con người). Trong tương lai, số luật sư có thể giảm tới 90%, chỉ có số ít những chuyên gia còn tồn tại.

Watson cũng đã giúp các bác sĩ chẩn đoán ung thư chính xác hơn gấp 4 lần so với việc các bác sĩ tự thực hiện. Facebook hiện có phần mềm với những khuôn mẫu có thể nhận diện khuôn mặt tốt hơn con người.

Tại Việt Nam, nhu cầu lao động kỹ thuật hiện đang rất lớn, Việt Nam vẫn luôn coi lao động giá rẻ là một thế mạnh, điều này sẽ hoàn toàn thay đổi trong thời gian tới. Vì vậy nâng cao trình độ lao động kỹ thuật ở Việt Nam, đặc biệt là trong các lĩnh vực chủ chốt như Internet of things, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, in 3D là cực kỳ quan trọng. Chính phủ nên có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp CNTT trong việc đào tạo, tìm kiếm ứng viên, chuẩn hóa ứng viên CNTT. Các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp công nghệ như CMC sẽ là những người đi đầu trong việc định hướng, tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực mới phù hợp hơn cho thời đại công nghiệp lần thứ 4.

Cũng theo ông Lê Chí Dũng, sẽ có 5 xu thế công nghệ của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (cách mạng 4.0), đó là xu thế Internet of Things, xu thế phân tích cấp độ cao và trí tuệ nhân tạo, xu thế robot, xu thế in 3D và xu thế thực tế tăng cường.

Internet of things sẽ giúp các nhà sản xuất tối ưu hiệu suất lao động. Các cảm biến được phân bổ ở khắp mọi nơi, xung quanh nhà máy và cả ở những khu vực hiểm trở, báo cáo liên tục về tình trạng hàng hóa, tình trạng máy móc, hiệu suất các thiết bị nhằm đưa ra thông tin chính xác và cập nhật theo thời gian thực.

Ví dụ, một công ty sản xuất máy bán hàng tự động có thể đặt cảm biến để thông báo ngay lập tức mỗi khi hết hàng, số lượng hàng cần thiết là bao nhiêu, tình trạng hiện tại của chiếc máy để người giao hàng có thể giao chính xác số lượng hàng hóa động thời xử lý các máy có lỗi một cách nhanh chóng.

Phân tích cấp độ cao và trí tuệ nhân tạo sẽ thu thập dữ liệu từ các cảm biến và thiết bị sẽ cho phép nhà quản lý theo dõi, phân tích dữ liệu theo thời gian thực, đồng thời đưa ra các quyết định chiến lược nâng cao hiệu suất. Một ứng dụng đơn giản là công ty có thể dự báo lỗi của máy móc một cách chính xác thông qua các triệu chứng của hàng ngàn thiết bị đã từng bị dính lỗi tương tự. Ví dụ các máy in thường xuyên báo hết mực sớm hơn dự tính 30% có thể phải thay trống. Ngoài ra còn rất nhiều ứng dụng phân tích trong các ngành khác nhau như tiêu dùng, nông nghiệp, giao thông thông minh… Những phân tích chuyên sâu sẽ giúp dự đoán nhu cầu hàng hóa tốt hơn, tăng hiệu suất, tăng độ bền sản phẩm, tăng doanh thu và giảm chi phí.

Robot hiện nay không chỉ làm các công việc đơn giản như khoan đục, tạo khuôn hay lắp ráp thông thường, mà chúng có thể: Sử dụng cảm biến để nhận biết các nguyên liệu khớp với nhau như thế nào, chỉ sửa phù hợp bằng mối hàn. Tăng cường QA chất lượng bằng cách kiểm tra nhiều lần và tự động. Làm việc đa chức năng, sử dụng nhiều loại nguyên liệu, giúp con người có nhiều thời gian hơn cho các công việc liên quan trí óc. Những lợi thế trên giúp cho môi trường sản xuất ngày càng trở nên hiệu quả tiết kiệm.

Giống như robot, in 3D đã thay đổi nhanh chóng chỉ trong vài năm gần đây. Là một lĩnh vực mới, ban đầu in 3D chỉ dùng nguyên liệu rất đơn giản là nhựa và chỉ chế tạo với những khuôn mẫu thô sơ. Hiện nay in 3D có thể làm việc được với một số nguyên liệu lớn, kể cả kim loại, bê tông hay thậm chí là tế bào sinh học.

Áp dụng công nghệ 3D giúp ngành nghề chế tạo máy hiệu quả hơn nhiều lần nhờ việc tinh chỉnh thiết kế, quản lý hàng tồn. In 3D là cách chế tạo tiết kiệm nguyên liệu nhất mà tạo ra được các sản phẩm theo yêu cầu đặc thù.

Thực tế tăng cường là công nghệ đưa hình ảnh số hóa kết hợp với môi trường bên ngoài, tạo các hướng dẫn trực quan cho các nhà sản xuất, người tiêu dùng… Thực tế tăng cường giúp khách hàng nhìn thấy sản phẩm trên người mình trước khi chúng được sản xuất ra, giúp nhà máy sản xuất xe hơi cho xe chạy và tinh chỉnh trong môi trường giả lập trước khi được đưa ra sản xuất hàng loạt với chi phí rẻ hơn nhiều lần các mẫu trong quá khứ.

Theo Ictnews.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0