Thứ sáu, 02/08/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 19/03/2007
Xếp hạng thứ 44/88, thứ hạng cao là thách thức cho Đội tuyển Việt Nam

Sáng 15/3/2007, bắt đầu từ 8h15’, Đội tuyển Chicken Đại học Công nghệ Đại học Quốc gia Hà Nội so tài cùng các đội tuyển xuất sắc nhất từ 88 trường đại học danh tiếng trên thế giới trong trận Chung kết toàn cầu ACM/ICPC tại KS Hilton Tokyo Bay Nhật Bản.  Đội tuyển Chicken (Việt Nam) gồm 3 sinh viên năm thứ 4 gồm: Trần Thị Thùy Trang, Phan Đa Phúc và Lê Huy Bình do TS Bùi Thế Duy làm huấn luyện viên.

Trận Chung kết ACM/ICPC từ 8h15 đến 13h15 sáng 15/3/2007 tại Tokyo, Nhật bản:

Ông Gián đốc ACM/ICPC trao Cup Vô địch cho đội tuyển Đại học Warsaw (Ba Lan)

Đội Coltech gồm TS Bùi Thế Duy và các bạn Phúc, Trang,  Bình

Trong các ngày 12, 13/3 các đội tuyển đến từ 6 Châu lục đã có mặt chuẩn bị cho trận Chung kết  toàn cầu. Ban tổ chức đã bố trí toàn bộ hoạt động của 246 sinh viên hơn 100 huấn luyện viên cùng gần 600 chuyên gia, đại diện các quốc gia tại khách sạn Tokyo Hilton Bay.

Lễ khai mạc được tổ chức trọng thể vào sáng 14/3, ngay sau lễ khai mạc 88 đội tuyển nhận vị trí, thử máy, mạng và chuẩn bị tài liệu tham khảo nộp trước 1 ngày thi.

Sáng 15/3, đúng 8h15, các đội tuyển vào vị trí thi đấu và đồng loạt bóc đề thi, mỗi đội được bố trí 1 bàn, 3 ghế và 1 PC tiêu chuẩn nối mạng, đề thi gồm 10 bài theo thứ tự A-J gồm các bài lập trình theo các giải thuật ứng dụng cho nhiều lĩnh vực thực tế khác nhau. Trong 30 phút đầu lập tức đã có 2 đội đã giải được 1 bài đó là Đại học Warsaw (Ba lan) với 13 phút và MIT (Mỹ) với 27 phút. Tiếp đó là cuộc tranh giành không khoan nhượng theo số bài nộp và giải đúng. 88 đội tuyển chia làm 3 tốp rượt đuổi khác nhau. Ở tốp đầu với các tên tuổi lớn như ĐHTH Warsaw, ĐH CNTT Cơ - Quang Xanh Petecbua, MIT, Đại học Thanh Hoa, ĐH Giao thông Thượng Hải tranh giành số bài giải được từ 5-7 bài. Tốp giữa là các đội tranh giành với số bài giải từ 3-5 trong đó có Việt Nam. Tốp còn lại là các đội có số bài từ 0 đến 2. Thứ hạng liên tục thay đổi theo số bài nộp và truyền công khai trong Khu thi Chung kết và 30 giây được cập nhập online một lần trên mạng tại địa chỉ: http://icpc.baylor.edu/icpc/Finals/Scoreboard/default.htm . Trước khi hết giờ 1 tiếng (12h15) toàn bộ kết quả được giữ kín và chỉ công bố trong lễ Bế mạc và trao giải vào 17h00.

Vào thời điểm này chỉ có 2 đội duy nhát cùng giải được 7 bài là Đại học Tổng hợp Warsaw và Đại học thanh hoa (TQ), một số đội giải được 5-6 bài trong đó có MIT, Đại học giao thông Thượng Hải và một số trường Nga .... Các trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản ở thứ hạng cao với 4-5 bài giải được (thứ hạng 12-20). Đáng chú ý vẫn còn 4 đội vẫn không giải được bài nào. Trong 1 giờ cuối cả hai đội đứng đầu cùng nộp lần cuối thêm 1 bài, các đội giải được 5 bài cũng nộp thêm bài thứ 6.

Đội Chicken Việt Nam vào trận với tốc độ chậm có lẽ do sinh viên Việt Nam chưa chuẩn bị ngoại ngữ (English) thật tốt, đến giờ thứ 2 đội Chicken giải được 2 bài và đến giờ hứ 3 được 3 bài. Thứ hạng tạm thời ở mức 48. Đến phút tạm dừng công bố online kết quả, Đội Việt Nam trong sắp xếp khu vực vẫn tạm dẫn trên các đội ASEAN như Indonexia, Singapore, Hồng Kông... Một điều đặc biệt, đội Chicken nộp bài J tới 7 lần, bài J cùng 2 bài khác (E & H) là 3 bài không đội nào giải được. Chắc đội Chicken đã chưa chọn được chiến thuật phù hợp khi “vất vả” tới 3 tiếng dành cho một trong những bài khó nhất vòng Chung kết.

Lễ công bố giải Vô địch ACM/ICPC lần 31 bắt đầu từ 17h00 ngày 15/3, Đội Đại học Tổng hợp Wasaw đoạt CUP Vô địch năm 2007 xứng đáng với 8 bài giải được, tiếp theo là Đội ĐH Thanh Hoa (7 bài), ĐH CNTT, Quang-Cơ Xanh Petecbua và MIT đoạt đồng nhất. Đáng chú ý 1 trong ba sinh viên đại học Wasaw đã đứng đầu Olympic Tin học quốc tế 2006 và 1 vô địch giải Google Code Jam nam 2005, đội ĐH Thanh Hoa có một sinh viên hạng 3 trong Top Coder toàn cầu. Ban tổ chức còn trao 4 giải Bạc và 4 giải đồng cho các đội xếp thứ hạng từ 5 đến thứ 12. Trong bảng xếp hạng Đội Việt Nam đồng hạng thứ 44/88 với 3 bài giải trọn vẹn. Trong Khu vực Việt Nam đứng thứ 12/28 và đứng đầu các nước Asean có mặt trong vòng Chung kết. Đây là kết quả ban đầu đáng khích lệ, là bước khởi đầu thành công khi tuổi trẻ CNTT-TT Việt Nam trong những lần đầu tranh giành thứ hạng cao các kỳ thi lập trình sinh viên đẳng cấp quốc tế. Kết quả cũng phần nào phản ánh được khả năng và vị trí của sinh viên CNTT-TT Việt Nam trên bản đồ đào tạo đại học về CNTT-TT toàn cầu. Để có thứ hạng cao, tiến tới khả năng đoạt giải (thứ hạng dưới 12), các bạn trẻ Sinh viên Việt Nam còn phải nỗ lực nhiều và cũng là bài toán đặt ra cho ngành đào tạo đại học về CNTT-TT Việt Nam đang hướng tới mục tiêu đào tạo Công nghệ thông tin đẳng cấp thế giới.

(Nguyễn Long, từ Chung kết ACM/ICPC -  Tokyo Hilton Bay, 21h00 15/3/2007)

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0