Thứ ba, 16/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 14/12/2016
Việt Nam đẩy mạnh đầu tư sản xuất công nghệ cao, chế tạo robot

Đến năm 2035, Việt Nam sẽ đầu tư các dự án sản xuất sản phẩm công nghệ cao, chế tạo robot, thiết bị thông minh, hệ thống vi cơ điện tử, hệ thống nano cơ điện tử, phần mềm điều khiển máy CNC và các sản phẩm cơ điện tử.

Robot Tosy. Ảnh Internet.

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 4772 phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp, thương mại Vành đai kinh tế vịnh Bắc bộ đến 2025, tầm nhìn đến năm 2035.

Quy hoạch nhằm xây dựng các mối liên kết trong phát triển công nghiệp, thương mại khu vực vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ với hai hành lang kinh tế trong tổng thể chương trình hợp tác Hai hành lang, nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của vành đai kinh tế phục vụ cho phát triển công nghiệp, thương mại của các địa phương trong khu vực nói riêng và của vành đai kinh tế nói chung.

Về các mục tiêu cụ thể, Quy hoạch xác định tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2016 - 2020 đạt khoảng 11,0% - 11,5%/năm; giai đoạn 2021- 2025 đạt khoảng 12,0% - 12,6%/năm.

Cụ thể, định hướng phát triển nêu rõ sẽ phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, trong đó ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao, quy mô lớn nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển cụm ngành công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ; phát triển theo chiều sâu và chủ động liên doanh, liên kết với các tập đoàn đa quốc gia để tiếp nhận công nghệ hiện đại và từng bước tham gia vào trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Trong giai đoạn đến năm 2025, ngành điện tử, CNTT sẽ thu hút đầu tư các dự án quy mô lớn sản xuất và lắp ráp sản phẩm điện tử, viễn thông và hình thành mạng lưới các doanh nghiệp vệ tinh phục vụ sản xuất và lắp ráp sản phẩm cuối cùng.

Tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử, thiết kế mạch in, chip điện tử, bo mạch điều khiển, phần mềm các loại và linh kiện kim loại, linh kiện nhựa, cao su cung ứng cho các nhà sản xuất lắp ráp trong nước và xuất khẩu.

Đối với tầm nhìn đến năm 2035 sẽ đầu tư các dự án sản xuất sản phẩm công nghệ cao, chế tạo ro-bot, thiết bị thông minh, hệ thống vi cơ điện tử, hệ thống nano cơ điện tử, phần mềm điều khiển máy CNC và các sản phẩm cơ điện tử.

Quy hoạch của Bộ Công thương cũng đưa ra giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt là công nghiệp hỗ trợ cho ngành điện tử và cơ khí chế tạo, coi đây như một khâu đột phá nhằm góp phần nâng cao giá trị tăng thêm, đáp ứng nhu cầu về kinh kiện, phụ tùng cho sản xuất trong nước và từng bước tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Theo Ictnews.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0