Chủ nhật, 24/11/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 10/08/2016
Hội Tin học Việt Nam kiến nghị hủy bỏ điều 292 Bộ luật Hình sự 2015 và sửa đổi, bổ xung Nghị định 58/2016/NĐ-CP quy định chi tiết về mật mã dân sự

Đầu tháng 8/2016, Hội Tin học Việt Nam đã chính thức gửi bản Kiến nghị xem xét hủy bỏ điều 292 Bộ luật Hình sự 2015 lên Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về ứng dụng CNTT và các cơ quan hữu quan.

 

Điều 2092 Bộ luật Hình sự 2015 đang gây tâm lý hoang mang, lo lắng trong các doanh nghiệp, đặc biệt là từ cộng đồng khởi nghiệp và cộng đồng doanh nghiệp CNTT nói chung. Với vai trò của một tổ chức xã hội nghề nghiệp lớn nhất trong lĩnh vực CNTT, VAIP đã tập hợp ý kiến doanh nghiệp, một số cơ quan quản lý về CNTT và cộng đồng CNTT Việt Nam và nghiêm túc và thận trọng nghiên cứu xin ý kiến Ban Chấp Hành điều luật này.

Trong rất nhiều nội dung của Bộ luật này được đánh giá là chưa hoàn thiện, chưa chính xác, cần phải thay đổi hoặc hủy bỏ, có Điều 292 quy định về Tội cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông. Đây là quy định có tính chất hình sự hóa các vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh, trái với tinh thần chung của Bộ luật Hình sự 2015 khi đã bỏ tội “kinh doanh trái phép” được quy định tại Điều 159 của Bộ luật Hình sự 1999. Các quy định của Điều 292 cũng trái với nguyên tắc “không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự” của Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020.

Ngoài ra, theo Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư 2014, hiện nay có 267 ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Điều 292 của Bộ luật Hình sự 2015 đã hình sự hóa những hành vi kinh doanh không có giấy phép (hoặc không đúng nội dung giấy phép) trên mạng máy tính (được hiểu là mạng Internet), mạng viễn thông, trong khi những hành vi tương tự của các ngành nghề kinh doanh có điều kiện khác không bị hình sự hóa là không công bằng, khiến giới đầu tư, kinh doanh, khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông cho rằng Nhà nước đã phân biệt đối xử, hạn chế những người cung cấp dịch vụ trên mạng Internet so với các ngành nghề khác, đi ngược lại chính sách khuyến khích, thúc đẩy phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin của Đảng và Nhà nước.

Hội Tin học Việt Nam, với tư cách là tổ chức xã hội - nghề nghiệp lớn nhất trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông của Việt Nam, kiến nghị Quốc hội hủy bỏ Điều 292 của Bộ luật Hình sự 2015.

Toàn văn Kiến nghị hủy bỏ điều 292 Bộ luật hình sự 2015 được đăng tải tại đây.

 

Trước đó, cuối tháng 7/2016 Hội Tin học Việt Nam cũng đã gửi kiến nghị tới Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban Quốc gia về ứng dụng CNTT về sửa đổi bổ xung Nghị định 58/2016/NĐ-CP quy định chi tiết về  kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và xuất khẩu, nhập khẩu các sản phẩm mật mã dân sự. Được ban hành cùng Nghị định này là Danh mục sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và Danh mục sản phẩm mật mã dân sự xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép. Việc ban hành nghị định này là một sự cố gắng rất lớn của Chính phủ nhằm kịp thời đưa ra các hướng dẫn chi tiết thi hành Luật An toàn thông tin mạng bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/7/2016.

Do hầu hết các sản phẩm, dịch vụ CNTT và Viễn thông ngày nay đều sử dụng các giải pháp đảm bảo an toàn thông tin dựa trên nền mật mã dân sự nên việc ra đời của Nghị định này đã nhận được sự quan tâm rất lớn của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực CNTT-TT của Việt Nam.

Trên cơ sở các ý kiến góp ý của Hội viên, Hội Tin học Việt Nam đã đề xuất với Chính phủ một số kiến nghị như sau:

1.     Bổ sung cho Nghị định 58/2016/NĐ-CP phần giải thích từ ngữ để làm rõ các khái niệm cơ bản sử dụng nhiều trong Nghị định như: Sản phẩm mật mã dân sự, dịch vụ mật mã dân sự, kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự v.v. Phần giải thích từ ngữ này cũng cần phải đưa ra các định nghĩa chính xác, rõ ràng cho các thuật ngữ như “Sản phẩm bảo mật dữ liệu lưu trữ”, “Sản phẩm bảo mật dữ liệu trao đổi trên mạng” v.v.

2.     Thiết kế và biên soạn lại các danh mục được ban hành cùng với Nghị định. Đặc biệt, đối với Danh mục sản phẩm mật mã dân sự xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép: a) Loại bỏ tất cả những dòng, nhóm sản phẩm chỉ mang tính dẫn chiếu; chỉ giữ lại các sản phẩm, nhóm sản phẩm mật mã dân sự thực sự thuộc loại xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép; b) Cố gắng trong phạm vi có thể nêu rõ tên sản phẩm, nhóm sản phẩm mật mã dân sự thuộc loại xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp cũng như các cơ quan hải quan, thuế trong việc tuân thủ các quy định của Nghị định này.

Toàn văn Kiến nghị được đăng tải tại đây.

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0