ACM/ICPC là kỳ thi lập trình sinh viên lớn nhất thế giới với lịch sử 40 năm, quy tụ các tài năng lập trình sinh viên toán cầu, năm 2016 thu hút 40,266 sinh viên từ 2,736 trường đai học tại 102 quốc gia tham gia. Qua các vòng loại khu vực 6 Châu lục, 128 đội tuyển từ 128 trường khác nhau xếp hạng cao nhất các vòng loại đã tới Phuket thi đấu Chung kết ACM/ICPC toàn cầu. Mỗi trường gồm 3 sinh viên và một huấn luyện viên đại diện Các trường Đại học nổi tiếng thế giới đều có mặt tại kỳ thi này như: MIT, Harward, Stanford, Chicago, Tổng hợp Moscow, St. Petersburg, Belarus, Kiev, Warsaw, Giao thông Thượng Hải, Thanh Hoa, Tổng hợp Bắc kinh, Tổng hợp Tokyo, Tổng hợp Đài loan, …
Năm 2016, rút kinh nghiệm từ Chung kết ACM/ICPC 2015 khi nhà Vô định giải hết 12/12 bài, Ban giám khảo năm nay đã ra 13 bài và công bố có 5 bài cực khó thách thức các nhà lập trình trẻ.
Đoàn sinh viên CNTT Việt Nam tại WF ACM/ICPC 2016 tại Phuket Thái Lan
Việt nam có 3/128 đội tuyển tham gia World Final ACM/ICPC 2016 là Đội tuyển Byte, Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội: Phạm Văn Hạnh, Đỗ Ngọc Khánh, Nguyễn Tiến Trung Kiên và HLV Hồ Đắc Phương (các sinh viên đều đoạt huy chương Olympic Tin học Quốc tế 2015); Đội tuyển Shine Đại học KHTN - Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh: Lê Yên Thanh, Phạm Việt Khôi,Trương Minh Bảo và HLV Phạm Nguyễn Sơn Tùng (các sinh viên được tuyển chọn thực tập tại Google Mỹ năm 2016) và Đội tuyển RRwantamera từ NUS (ĐHQG Singapore) gồn toàn sinh viên Việt Nam, ngoài ra còn 1 bạn Việt Nam trong đội hình trường University of Illinois at Urbana-Champaign.
Đội tuyển Byte Đại học Công nghệ ĐHQG Hà Nội rank 28
Sáng 19/5, 128 đội tuyển bắt đầu cuộc thi từ 9h45 và diễn ra trong 5 tiếng phát trực tiếp kết quả và hình ảnh. Cuộc rượt đuổi thứ hạng với 13 bài giải thuật đã diễn ra ngay phút đầu tiên, Đại học Chulalomcorn (Thái Lan) giải nhanh nhất bài đầu tiên vào phút thứ 11 thách thức các đội khác (tiếc rằng nước chủ nhà trong 289 phút sau không giải thêm được bài nào đành đứng thứ 118, đội Đại học Prince Songa (Phuket) đến phút 239 mới giải được 1 bài đứng vị trí cuối cùng 128 – cả 2 đội Thái lan đến Chung kết toàn cầu bằng vé vớt và đặc cách chủ nhà, họ chỉ xếp hạng ngoài Top 12 ở các vòng loại Asia). Chi tiết xếp hạng và kết quả trên https://icpc.baylor.edu/.
Đến trước khi kết thúc 1 tiếng đội Việt Nam từ Singapore với 8 bài có thứ hạng 11 hy vọng có giải, Byte với 7 bài có hạng 18 trong Top 20 còn HCM-shine tạm ở top 60 với 3 bài. Lúc này chỉ có 2 đội đứng đầu với 9 bài và còn 2/13 bài chưa có đội nào giải được.
Đội tuyển HCMUS-Shine Đại học KHTN ĐHQG Tp HCM rank 51
Trong tiếng cuối cùng có 2 đội giải được 11 bài, 3 đội giải đươc 10 bài 8 đội giải được 9 bài, toorngr cộng có 12/13 bài đã được giải. Đội tuyển Đại học quốc gia St. Peterburg với 11 bài chỉ 7 giây nhanh hơn đã vượt Đại học Giao thông Thượng hải giành ngôi Vô địch. Nga có tới 5/12 đội đoạt giải và ngôi vô địch, Bắc Mỹ có 2 trường đoạt giải là Harward và MIT, Châu Á có thêm Đại học Phudan đoạt giải Đồng.
Xuất sắc, Đội Byte Đại học Công nghệ với 7 bài đã có vị trí 29 xếp hạng 28 lần đầu tiên đưa Việt Nam vào Top 20 toàn cầu. Đội HCMUS-Shine Đại học KHTN trong 1 tiếng cuối với nỗ lực tuyêt vời đã giải thêm 2 bài xếp hạng 51 toàn cầu.
Thứ hạng các châu lục khác : Universidad Nacional de Rosario (Brazin) xếp thứ 32 nhất Nam Mỹ, Cairo University - Faculty of Computers and Information thứ 80 nhất Châu Phi và vùng Vịnh, University of New South Wales thứ 81 nhấy Châu Úc. Đội Byte Việt Nam với thứ hạng 29 đã vượt trên các nhà vô địch 3 lục địa và trên nhiều trường danh tiếng tại Bắc Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Còn lại, Harward University hạng 3 vô địch Bắc Mỹ, Giao Thông thượng Hải hạng 2 Vô địch Châu Á.
Trên 10 năm Việt Nam tham gia sân chơi toàn cầu ACM/ICPC chỉ với thứ hạng cao nhất 44 (2007), việc vượt ngưỡng vào Top 30 cho thấy sự bứt phá tuyệt vời của sinh viên CNTT Việt Nam cùng thứ hạng 14 xếp trong 102 quốc gia tham dự thi đấu lập trình quốc tế, từ đây sẽ là động lực sinh viên Việt Nam hướng tới Top 20 và cao hơn nứa trong Top 12 đoạt giải của Chung kết Toàn cầu Kỳ thi lập trình lớn nhất thế giới ACM/ICPC.
Đội tuyển RRwantamera Đại học QG Singapore rank 15
Đội tuyển RRwantamera từ NUS (ĐHQG Singapore) cũng giữ được vị trí 15 trong bảng xếp hạng nhưng chưa thể đoạt huy chương.
Toàn cảnh trao CUP vô địch ACM/ICPC 2016 sau khi kết thúc.
Chúc các bạn sinh viên CNTT sẽ nhanh chóng hướng tới các kỷ lục mới trong Kỳ thi ACM/ICPC danh tiếng toàn cầu và sớm đưa Việt Nam lên bục vinh quang của tuổi trẻ CNTT.
Nguyễn Long