Thứ sáu, 22/11/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 11/05/2016
Bùng nổ startup công nghệ tại Việt Nam

Nổi tiếng là đất nước của nông nghiệp và dệt may, Việt Nam đang mau chóng trở thành một trung tâm công nghệ của khu vực với khoảng 1.500 startup đang hoạt động.

Nhiều tập đoàn đa quốc gia như Samsung và Intel đang có sự hiện diện vô cùng lớn tại đây, trong khi các startup công nghệ của Việt Nam cũng nhanh chóng nhập cuộc. Tuy chưa có số liệu chính thức nào về bức tranh khởi nghiệp Việt Nam, tập đoàn Softbank của Nhật Bản ước tính có khoảng 1.500 startup đang hoạt động. Nếu con số này đúng, điều đó đồng nghĩa Việt Nam có tỉ lệ startup trên số dân cao hơn hẳn các láng giềng như Trung Quốc, Indonesia và Ấn Độ.

Dạo qua đường phố Việt Nam những ngày nay, không khó để nhận ra thị trường công nghệ đang phát triển. Các quán café Internte mọc lên như nấm, mọi người từ già tới trẻ đều mải miết trên tablet Samsung hay iPhone. Gần 44% trong số 90 triệu người Việt được sử dụng Internet, nhiều người truy cập web trên di động. Nhờ đó, Việt Nam trở thành mục tiêu của các nhà phát triển ứng dụng và được các nhà đâu tư trong và ngoài nước để mắt.

Năm 2015, FPT thông báo thành lập FPT Ventures, quỹ đầu tư mạo hiểm hướng đến các startup công nghệ Việt. Quỹ sẽ chi khoảng 3 triệu USD mỗi năm cho các công ty được định giá dưới 1 triệu USD, tài trợ ít nhất 50.000 USD/startup, tương ứng tối đa 60 startup/năm.

Trên phương diện quốc tế, 500 Startups, một quỹ của thung lũng Silicon (Mỹ) với lịch sử đầu tư vào hơn 1.000 công ty khắp thế giới, cũng tiến vào Việt Nam năm ngoái và tháng 8/2015 công khai đầu tư vào 3 startup và kế hoạch “rót” 10 triệu USD cho hơn 20 công ty vào năm nay. Trong khi đó, Goldman Sachs và Standard Chartered PLC cũng nâng mức đầu tư và MoMo, một startup ví điện tử, lên 28 triệu USD.

Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam cũng tham gia khi cuối tháng 4/2016 thông báo cuộc thi Ambassador’s Entrepreneurship Challenge. Người chiến thắng được tài trợ hoàn toàn để tham dự Trại hè Startup GIST tổ chức tại Việt Nam. Ngoài ra, họ còn được đầu tư vốn để đưa ý tưởng ra thị trường.

Theo ông Hàn Ngọc Tuấn Linh của hãng tư vấn ATV Vietnam, vấn đề với hệ sinh thái startup Việt chính là có nhiều quỹ đầu tư từ trung bình đến lớn sẵn sàng bỏ ra từ 500.000 USD đến 2 triệu USD hoặc hơn cho startup nhưng phần lớn startup lại mới trong giai đoạn đầu tiên.

Tuy phải mất cả năm hoặc lâu hơn để ý tưởng chứng minh được sự hữu dụng, dễ thấy được công nghệ đã ảnh hưởng thế nào đến cuộc sống thường nhật tại Việt Nam. Các dịch vụ chuyển phát đồ ăn và vận tải như Grab Bike mang đến sự thuận tiện và dù không phải do các doanh nhân địa phương phát triển, nó chứng minh thị trường đang “khát” như thế nào.

Một dấu hiệu cho thấy tương lai của startup Việt chính là câu chuyện thần tiên của Flappy Bird, game di động đơn giản do Nguyễn Hà Đông phát triển. Năm 2014, Flappy Bird khiến cả thế giới phát cuồng và buộc Hà Đông phải gỡ bỏ game vì nó ảnh hưởng đến cuộc sống riêng của anh.

Chắc chắn startup Việt Nam còn lớn mạnh, một phần vì các quỹ đầu tư và một phần vì kỹ năng công nghệ của người Việt trẻ. Neil Fraser, kỹ sư phầm mềm lão làng của Google, từng nhận định nơi này số sinh viên khoa học máy tính giỏi nhất từng biết.

Các học sinh trung học Việt Nam cũng tỏ ra vượt trội hơn học sinh từ các nước giàu có trong lĩnh vực toán và khoa học. Sự kết hợp giữa các yếu tố này chính là động lực để đi về phía trước. Có lẽ hình ảnh biểu tượng của Việt Nam trên các tấm bưu thiếp trong tương lai sẽ không còn là một người nông dân trên cánh đồng lúa vàng nữa mà là một kỹ sư đang lập trình ứng dụng tiếp theo.

Theo Ictnews.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0