Thứ bảy, 03/08/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 12/03/2007
Quyết tâm giành vị trí xứng đáng trong top 88 Trường Đại học CNTT toàn cầu.

Đội tuyển Chicken Đại học công nghệ Đại học Quốc gia Hà Nội là một trong 4 đội đoạt giải Nhất vòng loại Châu Á  kỳ thi lập trình sinh viên Quốc tế ACM/ICPC tổ chức tại điểm thi Hà Nội tháng 11 vừa qua sẽ so tài cùng các đội tuyển xuất sắc nhất từ 88 trường đại học danh tiếng trên thế giới trong trận Chung kết toàn cầu ACM/ICPC tại Tokyo Nhật Bản , vào ngày 15/3/2007.  Đội tuyển Chicken (Việt Nam) gồm 3 sinh viên năm thứ 4 gồm: Trần Thị Thùy Trang, Phan Đa Phúc và Lê Huy Bình do TS Bùi Thế Duy làm huấn luyện viên.

Chung kết toàn cầu ACM/ICPC từ 12-16/3/2007 tại Tokyo, Nhật bản:

88 đội tuyển sẽ giao lưu, tập huấn và chuẩn bị trong các ngày 12, 13, 14/3, 264 sinh viên ưu tú  đại diện cho tuổi trẻ sinh viên CNTT từ khắp các Châu lục sẽ chính thức tranh tài trong trận chung kết Kỳ thi lập trình sinh viên quốc tế ACM/ICPC lần thứ 31 năm 2006 từ 8h00-13h30 (giờ Tokyo) tại Phòng Crytal Khách sạn Tokyo Hilton Bay Nhật Bản để tranh 12 vị trí hàng đầu gồm: 1 CUP vô địch, 3 giải Nhất, 4 giải Nhì và 4 giải Ba. Thứ hạng từ 1 đến 88 sẽ được phân định và đó cũng là thứ hạng đào tạo sinh viên cho lĩnh vực lập trình với tiêu trí “tài năng - tập thể và hoàn thiện”. Việc có thứ hạng cao trong bảng xếp hạng Chung kết ACM/ICPC sẽ là vinh dự cho bất kỳ trường Đại học đào tạo CNTT trên thế giới.

Trong thời gian thi đấu chính thức trận Chung kết kéo dài 5 tiếng, các đội phải giải quyết được nhiều nhất trong số 10 bài thi do Hội đồng ra đề  lựa chọn, mỗi bài sẽ đại diện cho các giải thuật ứng dụng thực tế khác nhau.… Để vượt qua những thách thức này, mỗi đội (gồm 3 sinh viên) sẽ phải phát huy tốt nhất khả năng phối hợp đồng đội để xác định chính xác yêu cầu của đề bài, lên kế hoạch xử lý và sử dụng một ngôn ngữ lập trình phần mềm giải quyết vấn đề. Mỗi đội được sử dụng 01 máy IBM ThinkPad 60p với cấu hình Intel Core Duo Processor T7400 (2.16Ghz), 2048 Mbytes RAM, 100 GBytes SATA Hard Disk. Phần mềm gồm: Hệ điều hành  Fedora Core 4 Linux, ngôn ngữ lập trình  Java (version 1.5) hoặc  C/C++ (GCC 4.0). Kết nối nộp bài và chấm trực tuyến bởi hệ PC2 Contest Control System, Version 8 (đã sử dụng tại vòng loại Hà Nội 11/2006).

Các đội tuyển tự hình thành chiến thuật tập thể để chọn và giải 10 bài khác nhau (hoàn toàn bằng tiếng Anh), khi làm xong mỗi bài, nộp qua mạng sẽ được chấm đánh giá ngay. Nếu đúng, bài được chấp nhận (01 điểm) và thời gian sẽ bắt đầu tính lại từ 0 cho bài làm tiếp theo. Nếu sai, hệ thống chấm sẽ trả lại bài để đội nộp làm lại hoặc bỏ sang làm bài khác. Mỗi lần nộp lại bài bị cộng 20 phút thời gian. Hệ thống chấm tự động trực tiếp chỉ chấm điểm 1 (giải được) và 0 (sai) cùng cộng điểm thời gian.  “Tuy nhiên, đây không đơn thuần là cuộc đấu thuần túy về kỹ năng lập trình (coding) của các đội mà là sự so tài về khả năng tư duy, xác định giải pháp cho các vấn đề thực tiễn, với sự phối hợp đồng đội, phân công nhiệm vụ rõ ràng, để mỗi đội trở thành một cỗ máy hoạt động trơn tru, chinh phục các thách thức toán học, vật lý gắn với thực tiễn”, ông Dough Heintzman, thành viên ban tổ chức ACM/ICPC mô tả ngắn gọn về cuộc thi. Đội có số bài làm nhiều nhất trong thời gian ít nhất sẽ được trao cúp vô địch. Đồng thời, thứ hạng của 12 đội dẫn đầu được chia làm ba nhóm: 4 vị trí đầu tiên nhận huy chương vàng, 4 đội tiếp theo huy chương bạc và 4 đội sau đó giành huy chương đồng. Đội đến từ châu lục nào có thứ hạng cao nhất trong bảng tổng sắp thì được trao danh hiệu vô địch châu lục đó. Kết quả và xếp hạng thứ hạng toàn cầu đầy đủ sẽ online vào ngày 15/3/2007 tại http://icpc.baylor.edu/icpc/finals/default.htm .

Việc lọt vào vòng chung kết đã khó khi các Đội tuyển Việt Nam phải “chọi” với các đội hùng mạnh từ các trung tâm đào tạo CNTT nổi tiếng từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Việc đội “Chicken” Việt Nam đã đoạt 1 trong 4 giải nhất vòng loại Hà Nội – Khu vực Châu Á đã khẳng định vị thế của Đại học Công nghệ ĐHQG Hà Nội trong 88 đội, Trường hàng đầu thế giới về CNTT. Nỗ lực tiếp theo của 3 bạn trẻ sẽ giành vị trí xứng đáng cho Viêt Nam trong bảng xếp hạnh về lập trình uy tín nhất thế giới này.

Thành phần Đoàn Việt Nam tới World Final ACM/ICPC Tokyo gồm: Ông Nguyễn Long, Giám đốc ACM/ICPC Hà Nội, Đội chicken Đại học Công nghệ ĐHQG Hà Nội với các bạn  Trần Thị Thùy Trang, Phan Đa Phúc và Lê Huy Bình do TS Bùi Thế Duy làm huấn luyện viên, cùng tham dự còn Nhà báo Thế Hào - Thời báo Kinh tế Việt Nam

Theo ông Nguyễn Long, Giám đốc ICM/ICPC Hà Nội “Nếu đạt phong độ, qua chứng kiến trực tiếp tại điểm thi Hà Nội, Đội Chicken có thể có vị trí dưới 10 so với tương quan các đội Châu Á. Nếu nhìn đội GoGoGo (trung Quốc) đứng thứ 7 điểm Hà Nội cũng giành được suất chung kết khi thi lần 2 ở Xian và một số đội đến từ các nước Đông Nam Á, Trung đông  thì Đội Chicken hoàn toàn có nhiều cơ hội. Nếu với phong độ tốt làm chắc chắn “như vòng loại” với 6 bài giải “ăn ngay” trong 4 tiếng đầu  thì Chicken còn hy vọng ở vị trí cao hơn.

Dự kiến chiến thuật cũng được đội trưởng Huy Bình bật mí “bạn nữ Trần Thị Thùy Trang sẽ là người dịch đề và với tư duy logic toán sẽ chọn các bài để đồng đội giải, Phan Đa Phúc sẽ cùng đội trưởng codding và kiểm test,  chủ công Lê Huy Bình sẽ là người lặng lẽ tìm kiếm thuật giải và quyết định. Tuy nhiên cần có sự phối hợp nhịp nhàng để tìm đường ngắn nhất giải quyết các ẩn số phía trước, nhưng nếu giữ phong độ tốt việc giải quyết 5-6 bài là hoàn toàn có thể và là mục tiêu của Chicken”.

Thày TS Bùi Thế Duy, huấn luyện viên Chicken là người đã 2 lần đoạt giải Olympic Quốc tế thời phổ thông cũng đi cùng Chicken và hy vọng toàn đội có phong độ ổn định: “Tuy có thể các bạn năm thứ tư không bốc như sinh viên năm thứ nhất, thứ hai nhưng độ ổn định và chắc chắn của Chicken có thể tin tưởng, mong các em vào trận với tâm lý thoải mái, tự tin và đoàn kết để có kết quả tốt nhất”.  Đội trưởng Huy Bình là sinh viên đã đoạt nhiều giải Quốc gia, Quốc tế Tin học, và CUP Bạc Siêu CUP Olympic Tin học  trong nhiều năm. Tại Olympic Tin học sinh viên Việt Nam năm 2006, Huy Bình đoạt CUP bạc và cùng đội tuyển Đại học Công nghệ đoạt giải nhì khối tập thể.

Giới trẻ CNTT-TT Việt Nam trân thành chúc các bạn thành công, mang lại thứ hạng cao nhất cho tuổi trẻ Việt Nam trong danh sách các trường đại học hàng đầu thế giới đào tạo CNTT-TT. “Trọn vẹn sáu bài và vị trí từ thứ hạng 20 đến 40 là kết quả được mong chờ”  ông Nguyễn Long, Trưởng đoàn Việt nam tham dự vòng Chung kết ACM/ICPC 2007 phát biểu.

Trước khi lên đường, Hà nội, 10/3/2007

Tư liệu

Tổng quan:

Kỳ thi lập trình quốc tế ACM/ICPC lần thứ 31 năm 2006 trên toàn thế giới đã có tới 6.099 đội tuyển đến từ 1.756 trường đại học của 82 quốc gia và vùng lãnh thổ dự thi tại 205 điểm thi tại các nước khác nhau . Kết quả 88 đội tuyển đại diện đã vượt qua vòng loại Khu vực để giành quyền tranh chấp ngôi vô địch tại Tokyo vào ngày 15/3/2007

Lựa chọn 88 đội vào vòng Chung kết ACM/ICPC 2006 tại Tokyo:

Việc lựa chọn các đội tuyển vào vòng chung kết tuân thủ theo nguyên tắc chung toàn cầu căn cứ theo kết quả công khai trên mạng (kết quả thi trực tiếp và đề bài cũng như bộ test góp vào kho đề về giải thuật lập trình thế giới): như vậy mỗi trường Đại học sẽ có không quá 1 đội được đại diện vào vòng Chung kết (nhưng có quyền lựa chọn đội đại diện duy nhất cho mình ở các điểm tham dự khác nhau nếu qua được vòng loại). Ban Giám đốc toàn cầu sẽ tính điểm lựa chọn theo vòng loại từng khu vực căn cứ theo số lượng trường, số độ dự thi, số đội chính thức dự thi trực tiếp (tránh ghi danh), số đội giải ít nhất được 1 bài (tránh việc đi chơi chứ không thi), số đội quốc tế đến tham gia (tăng tính giao lưu) và các vòng chọn của quốc gia ... trên kết quả như vậy Châu Á được tính 25.5 điểm cho 12 điểm thi vòng loại của mình (tương đương với 26 đội vào Chung kết) trong đó điểm thi lớn nhất  thế giới là Thượng Hải được tính 7.1 điểm. Toàn cầu theo kết quả cao nhất từ vòng loại sẽ chọn 86 đội tuyển xuất sắc nhất được dự World Final 2006 trong đó Châu Á có 26 đội, Châu Âu  20 đội, Châu Phi 2 đội, Nam Mỹ 10 đội, Bắc Mỹ 25 đội và Nan Thái bình dương 3 đội (danh sách trên http://icpc.baylor.edu/icpc/Finals/default.htm).  Việc lựa chọn cho khu vực Châu Á, Giám đốc kỳ thi ACM/ICPC Châu Á tính theo đặc điểm của vùng như sau: mỗi đội có thể thi tại nhiều điểm khác nhau, riêng 3 điểm thi Trung Quốc thì trường đăng cai không được cử đội tuyển thi tại điểm của mình (tránh không minh bạch và gian lận). Như vậy theo cách tính thì tại mỗi điểm đội quốc tế xuất sắc nhất sẽ được tính 0.33 đến 0.66 điểm, đội chủ nhà đồng hạng được tính 0.66-1.0 điểm, theo cách tính này thì Điểm vòng loại Hà Nội được chọn 3 đội tham dự vòng chung kết toàn cầu trong đó có 1 chủ nhà và 2 đội quốc tế có thành tích tốt nhất. Kết quả có tới bốn trường dự thi tại điểm Hà Nội lọt vào vào Chung kết, đó là Đại học Jiao Tong Thượng Hải đã chọn đội nhất điểm Yokohama Nhật Bản tham dự (đội Lacotix), như vậy 3 đội tiếp theo là đội Chicken Đại học Công nghệ ĐHQG Hà Nội đại diện cho Việt Nam (1.0 điểm), đội về nhì ZSU_Andes Đại học Zhongshan với 0.33 điểm và trường này còn một đội đứng thứ 3 tại điểm Seoul với 0.33 điểm nhưng không được chọn, và đội cuối cùng là Gogogo đại học Zhejiang (Trung Quốc) đứng thứ 7 điểm Hà Nội (0 điểm) và đứng thứ 4 ở điểm Bắc Kinh (điểm Bắc Kinh được chọn 4 đội vào vòng Chung kết), trường này còn một đội thứ 7 điểm Thượng Hải (0.66 điểm) nhưng họ chọn Gogogo .

Việc Việt Nam lần đầu đã tổ chức thành công kỳ thi lập trình Quốc tế ACM/ICPC vòng loại khu vực Châu Á năm 2006 với hai đội Việt Nam đoạt giải nhất ngang ngửa với các trường đại học hàng đầu thế giới đến từ Trung Quốc, Nhật bản và Hàn Quốc và đội Chicken Đại học Công nghệ ĐHQG Hà Hà Nội chính thức tham dự vòng chung kết toàn cầu ACM/ICPC 2006 là tin vui với giới CNTT-TT Việt Nam đặc biệt cho hệ thống đào tạo CNTT-TT hệ đại học chính quy Việt nam đã có chất lượng theo kịp trình độ quốc tế. Đó cũng là nỗ lực của cá nhân các tài năng sinh viên Việt Nam qua việc tập dược trong các kỳ thi Olympic Tin học Sinh viên Việt Nam hàng năm. Bắt đầu từ năm 2006, Hà Nội Việt Nam trở thành điểm thi thứ 12 ACM/ICPC Khu vực Châu Á, là cơ hội để nền giáo dục Đại học Việt Nam trong điều kiện còn rất khó khăn đã nỗ lực vươn lên hội nhập quốc tế và là định hướng tiết kiệm chi phí cho Việt Nam khi cử các đội tuyển tham gia thi tại khu vực và thế giới.

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0