Thứ năm, 26/12/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 21/03/2016
Tìm cơ hội từ TPP cho ngành công nghiệp điện tử Việt Nam

Diễn đàn “Ảnh hưởng của TPP và EVFTA tới các ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam - Những điều doanh nghiệp cần biết” diễn ra sáng 8/4 tới tại Hà Nội, sẽ chia sẻ những cơ hội của ngành công nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp điện & điện tử.

Nhận thấy những cơ hội rõ rệt cũng như những thách thức đã được đặt ra từ việc Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam (VEIA) và Công ty Reed Tradex sẽ đồng tổ chức Diễn đàn nêu trên trong khuôn khổ Chương trình Triển lãm quốc tế Vietnam Manufacturing Expo.

Theo lãnh đạo VEIA, tốc độ tăng trưởng trung bình hiện nay của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam là khoảng 10% mỗi năm. Đây đồng thời là cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt trong việc cung cấp và xuất khẩu các linh kiện điện tử.

Nguồn cung ứng nội địa đang tăng dần từng năm. Một trong số các ví vụ là việc một số nhà sản xuất lắp ráp tivi đã đa phần nội địa hóa các bộ phận và khung bằng nhựa. Tuy nhiên, tỷ lệ nội địa hóa trung bình của Việt Nam là 20 - 40%, vẫn còn khoảng cách khá xa để hướng đến kỳ vọng của các nhà đầu tư.

Công nghiệp điện tử

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Kết quả nghiên cứu mới đây của Diễn đàn Phát triển Việt Nam (VDF) phối hợp với Viện nghiên cứu Chính sách Quốc gia (GRIPS) thực hiện cho thấy, chi phí dành cho nguyên liệu, phụ tùng và linh kiện quyết định rất nhiều đến chi phí sản xuất chung, thông thường chiếm 80%, trong khi đó chi phí lao động chỉ chiếm 2%. Do đó, các nhà đầu tư nước ngoài xem xét sự phát triển ngành công nghiệp phụ trợ là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp điện tử và gia tăng khả năng cạnh tranh của ngành.

"Sự ảnh hưởng của một hiệp định thương mại mở như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)  đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các nước thành viên "thúc đẩy chuỗi giá trị", tạo điều kiện cho Việt Nam để cạnh tranh trong các lĩnh vực kinh tế tiên tiến hơn và hỗ trợ những cơ hội sản xuất chất lượng cao hơn. Con đường phát triển và gia tăng độ tinh xảo cũng như chất lượng sản xuất, tất nhiên sẽ đòi hỏi nhiều hơn sự đầu tư, phát triển kỹ thuật, đi kèm với hàng loạt các cam kết khác, đặc biệt là đối với công nghiệp phụ trợ cho ngành công nghiệp điện tử để tăng khả năng cạnh tranh trước những nước thành viên TPP khác như Hoa Kỳ và Nhật Bản. Chất lượng sản phẩm phải luôn luôn đảm bảo 100%, tỷ lệ 99% là chưa đủ. Một phần trăm chênh lệch này giải thích sự khác biệt giữa các nhà cung cấp là doanh nghiệp FDI và các nhà cung cấp địa phương”, ông Duangdej Yuaikwarmdee, Phó Giám đốc điều hành kiêm Tổng giám đốc tại Việt Nam, Công ty Reed Tradex chia sẻ.

Diễn đàn “Ảnh hưởng của TPP và EVFTA tới các ngành Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam -  Những điều doanh nghiệp cần biết” sẽ là kênh chia sẻ về cơ hội của ngành công nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp điện & điện tử,  cũng như những kiến thức, dịch vụ và trao đổi công nghệ mới để đón đầu các xu hướng, công nghệ tiên tiến cho ngành công nghiệp của Việt Nam.

Theo Ictnews.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0