Thứ năm, 26/12/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 18/01/2016
Đại sứ Nhật Bản: Kỳ vọng về thúc đẩy hợp tác ICT trong năm 2016

Nhân dịp bước sang năm 2016, cùng với việc Việt Nam đã hoàn tất quá trình đàm phán và chuẩn bị hoàn tất quá trình gia nhập TPP mà Nhật Bản cũng là một trong những quốc gia tham gia ký kết, ICTnews đã đề nghị Đại sứ Nhật Bản Fukada Hiroshi phát biểu một vài điều về quan hệ giữa hai nước và tiềm năng hợp tác giữa hai bên trong tương lai, và sau đây là chia sẻ của ông:

"Cách đây 2 năm, Việt Nam và Nhật Bản kỉ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (2013) và năm 2014, đã nâng cấp mối quan hệ thành “Quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng”. Hiện tại, mối quan hệ giữa hai nước đều được đánh giá là rất tốt với nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai.

Trong bối cảnh như vậy, vào tháng 9/2015, Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã thực hiện chuyến thăm Nhật Bản cấp nhà nước. Tại hội đàm với Thủ tướng Shinzo Abe trong chuyến thăm, hai nhà lãnh đạo cấp cao đã hoan nghênh sự tiến triển trong hợp tác Nhật – Việt trong khuôn khổ “Quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng” và đồng xác nhận sẽ cùng nhau phát triển hơn nữa mối quan hệ hợp tác hữu nghị này.

Hai nước Nhật Bản và Việt Nam không chỉ dừng lại ở hợp tác giữa hai nước mà còn tăng cường liên kết tại các Diễn đàn khu vực và quốc tế như Các Hội nghị Liên hợp quốc và các Hội nghị liên quan của ASEAN v.v... Tôi hy vọng rằng, trong thời gian tới, hai nước sẽ là đối tác tốt nhất của nhau và ngày càng truyền tải được những giá trị chung của hai nước đến khu vực cũng như trên thế giới một cách rộng rãi hơn.

Ngài Fukada Hiroshi trong buổi gặp gỡ với Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son vào tháng 4/2015 - ảnh: Vũ Nhung

Cụ thể hơn, về mặt chính trị, tôi hy vọng hai nước Nhật Bản và Việt Nam sẽ giữ vai trò định hướng trong các trao đổi manh tính khu vực và quốc tế về các lĩnh vực như nâng cao nguyên tắc thượng tôn pháp luật, tự do và an ninh hành hải, hòa bình và ổn định ở bán đảo Triều Tiên và hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc để duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực và thế giới cũng như cải tổ Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc v.v... Vì vậy, Nhật Bản muốn tăng cường hơn nữa hợp tác song phương với Việt Nam vì những lý do nói trên.

Về mặt kinh tế, tôi hy vọng Việt Nam tiếp tục cải cách kinh tế bao gồm chính sách “hội nhập quốc tế” như TPP v.v…và hoàn thiện môi trường thương mại và đầu tư, cũng như cải cách doanh nghiệp nhà nước, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế và công nghiệp, hướng đến phát triển một cách tự chủ thông qua các ngành như công nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp, công nghệ thông tin v.v…. Bên cạnh đó, tôi hy vọng Việt Nam sẽ tiếp tục sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA của Nhật Bản, một nguồn vốn đã đóng góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam từ trước đến nay thông qua cung cấp vốn và chuyển giao công nghệ, và từ đó phát triển kinh tế một cách bền vững. Để Việt Nam thực hiện được những điều này, Nhật Bản sẽ tiếp tục thực hiện những hỗ trợ cần thiết.

   Tháng 7/2015, Bộ trưởng Bộ TT&TT Việt Nam, ông Nguyễn Bắc Son đã có chuyến thăm và làm việc tại Nhật Bản, Bộ trưởng Son đã đề nghị hai bên đẩy mạnh hơn nữa hợp tác trong lĩnh vực chính phủ điện tử, bưu chính, tần số và phát thanh truyền hình. Việt Nam sẵn sàng phối hợp với Nhật Bản trong việc đảm bảo an toàn thông tin trên môi trường mạng và mong muốn Nhật Bản ưu tiên dành nguồn vốn hỗ trợ phát triển (ODA) cho các dự án về an toàn thông tin tại Việt Nam.

Tôi cho rằng, quan hệ hợp tác Nhật Việt từ trước đến nay trải rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau như Chính trị, Kinh tế, Văn hóa v.v…, và lĩnh vực CNTT và Truyền thông (ICT) cũng không phải là ngoại lệ.

Ví dụ, giữa Bộ Nội vụ và Thông tin Truyền thông là cơ quan phụ trách ICT của Nhật Bản và Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực thông tin truyền thông, dựa trên Biên bản ghi nhớ này, vào tháng 1/2015, hai Bộ đã hợp tác cùng tổ chức Diễn đàn ICT Nhật Việt, cũng như phối hợp tổ chức Hội thảo vào tháng 3/2015 về công nghệ phát sóng thế hệ mới như 4K, 8K… và đã nhận được sự tham dự của nhiều người đến từ cơ quan Chính phủ và doanh nghiệp của hai nước. Ngoài ra, liên quan đến lĩnh vực bưu điện, vào tháng 1/2015, hai Bộ đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực bưu điện, qua đó hợp tác giữa ngành Bưu điện Nhật Bản và ngành Bưu điện Việt Nam nhằm cải thiện dịch vụ Bưu điện Việt Nam đang được xúc tiến.

ICT đang được vận dụng trong nhiều lĩnh vực như Chính phủ điện tử, phòng chống thiên tai, y tế… đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong thời gian tới, và có thể làm cho cuộc sống của người dân Việt Nam trở nên phong phú. Dự án ICT trong khuôn khổ hợp tác giữa doanh nghiệp Nhật Bản và doanh nghiệp Việt Nam cũng đang được mở rộng. Tôi kỳ vọng các hợp tác về ICT sẽ phát triển hơn nữa trong thời gian tới.

ICT chứa đựng tiềm năng trở thành chất xúc tác to lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội, mặt khác tôi nhận thấy vấn đề An Ninh mạng hiện đang trở thành vấn đề toàn cầu, và Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ. Về hợp tác trong lĩnh vực An ninh mạng, trong thời gian tới, phía Nhật Bản mong muốn thực hiện khảo sát cơ bản để hiểu rõ hơn việc hợp tác như thế nào với Việt Nam là hiệu quả và Nhật Bản có thể thực hiện được hợp tác nào để tăng cường An ninh mạng, trên cơ sở đó xem xét khả năng hỗ trợ của Nhật Bản. 

Cho đến nay đã có rất nhiều doanh nghiệp Nhật Bản với các ngành nghề đa dạng, đang đầu tư vào Việt Nam, các doanh nghiệp Nhật Bản đến đầu tư dựa trên niềm tin “Việt Nam phát triển sẽ giúp Nhật Bản phát triển”, và tích cực chuyển giao công nghệ và kiến thức cho Việt Nam, ngoài ra, các doanh nghiệp Nhật còn tuyển dụng nhiều người Việt Nam vào vị trí quản lý và tiến hành kinh doanh doanh nghiệp theo hình thức phát triển nguồn nhân lực Việt Nam.

Để phát triển hơn nữa, Việt Nam cần phải thúc đẩy sự phát triển một cách tự lập. Vì vậy, sự phát triển các lĩnh vực như công nghiệp hỗ trợ và nông nghiệp… là rất quan trọng, hơn nữa, cần phải hướng đến việc tạo ra sản phẩm chất lượng tốt hơn có giá trị gia tăng cao. Tôi tin chắc rằng các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ đóng góp to lớn cho sự phát triển theo hướng này của Việt Nam trong thời gian tới.

Tôi mong muốn trong thời gian tới sẽ có ngày càng nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đến Việt Nam đầu tư và bắt tay với các doanh nghiệp Việt Nam để đóng góp cho sự phát triển của Việt Nam trong những lĩnh vực này.

Trong “Tuyên bố Tầm nhìn chung quan hệ Nhật Bản - Việt Nam” được công bố vào tháng 9/2015 nhân chuyến thăm Nhật Bản của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, hai bên bày tỏ quyết tâm phối hợp chặt chẽ với nhau và với các thành viên tham gia khác để sớm kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Theo tôi, việc quyết tâm của hai nước đã được thể hiện bằng thành quả cụ thể sẽ góp phần tăng cường hơn nữa mối quan hệ Nhật Bản và Việt Nam. Ngoài ra, như đã được đề cập trong Tuyên bố chung Nhật Việt năm 2014, tôi kỳ vọng rằng TPP sẽ thúc đẩy nhanh việc đạt được mục tiêu tăng gấp đôi thương mại và đầu tư đối với hai phía cho đến năm 2020, cũng như trong những khoảng thời gian tốt đẹp phía trước".

Theo Ictnews.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0