Thứ bảy, 23/11/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 04/11/2015
Lây nhiễm mã độc ở Việt Nam rất cấp bách

Mặt trái của internet và nền tảng đám mây là tình trạng lây lan virus và các loại mã độc rất nhanh. Việt Nam không là ngoại lệ.

Xu thế đám mây, nền tảng thứ 3 (platform 3) đang là xu thế chung của thế giới không quốc gia nào cưỡng lại được. Những tiện ích này giúp cho sự giao tiếp của người dùng trở nên dễ dàng và linh hoạt hơn, việc lưu trữ cũng thuận tiện hơn. Tuy nhiên làm sao để bảo vệ nền tảng đám mây an toàn, thiết bị sử dụng được bảo mật chính là vấn đề cần giải quyết, ông Vũ Minh Trí, Tổng giám đốc Microsoft Việt Nam nói tại buổi họp báo giới thiệu Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2015 tại TP.HCM hôm 4/11/2015.

Ông Vũ Minh Trí phát biểu tại buổi họp báo sáng 4/11/2015 - Ảnh: H.Đ

“Tình hình lây nhiễm tại Việt Nam đang rất cấp bách. Chúng ta không chỉ tận hưởng những tiện lợi của công nghệ mà cần có trách nhiệm và ý thức để bảo vệ sự an toàn của người dùng”, ông Vũ Minh Trí nhấn mạnh.

Tổng giám đốc Microsoft Việt Nam cho biết mới đây Microsoft đã xây dựng và đưa vào sử dụng Trung tâm phòng chống Tội phạm mạng tại Singapore, nhằm củng cố cho cam kết về việc luôn là cố vấn tin cậy trong các hoạt động hỗ trợ an ninh và bảo mật cho các Doanh nghiệp khu vực. Được khai trương vào đầu năm 2015, Trung tâm tại Singapore giúp nâng cao nỗ lực chống mã độc, giảm nguy cơ kỹ thuật số và bảo vệ những nơi dễ bị tổn thương, nhằm tạo một thế giới kỹ thuật số an toàn cho người tiêu dùng, chính phủ và doanh nghiệp trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Ông Trí cho biết Microsoft Việt Nam sẽ là cầu nối để truyền đạt các thông tin từ Trung tâm phòng chống tội phạm này với phía Việt Nam, đại diện là Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT).

Microsoft dẫn một nghiên cứu được phát hành bởi Đại Học Quốc Gia Singapore và hãng nghiên cứu thị trường International Data Corporation cho biết, người tiêu dùng ở Châu Á Thái Bình Dương đã chi khoảng 10,8 tỉ USD (hơn 40% tổng số của thế giới) vào việc nhận dạng, sửa chữa và phục hồi dữ liệu, và xử lý trộm cắp danh tính từ mã độc trên phần mềm lậu trong năm 2014. Nghiên cứu này cũng dự đoán mã độc và thất thoát dữ liệu gây thiệt hại khoảng 229 tỉ USD cho các doanh nghiệp trong khu vực (hơn 45% tổng số thế giới), vượt xa GDP năm 2013 của Campuchia là 14,04 tỉ USD và Việt Nam 171,22 tỉ USD.

Microsoft cho rằng những con số đáng báo động này đã thúc đẩy hãng chủ động hơn trong cuộc chiến toàn cầu chống tội phạm mạng ở Châu Á mà tiêu biểu là các hoạt động nghiệp vụ chuyên sâu, nghiên cứu chi tiết về tội phạm mạng.

Ở góc độ người dùng di động, khi trao đổi với ICTnews ông Trí cho biết người dùng cần có ý thức bảo vệ thông tin cá nhân và các dữ liệu liên quan. Bên cạnh đó, bản thân chiếc smartphone cần có cơ chế bảo mật riêng để đảm bảo dữ liệu người dùng không bị xâm phạm. Ông Trí cho biết nền tảng Windows 10 hiện nay được dùng trên cả smartphone và PC, là một trong những hệ điều hành bảo mật tốt nhất.

Ông Trí cũng đồng thời đưa cho PV ICTnews xem một chiếc smartphone của Microsoft có khả năng bảo mật bằng võng mạc mắt, và cho rằng bảo mật bằng mắt sẽ là xu thế của tương lai, vì tính tối ưu của nó so với các hình thức bảo mật khác như mật mã hoặc vân tay.

Theo Ictnews.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0