c chuyên gia và nhóm tham gia sẽ thực hiện các hiệu lệnh, yêu cầu của Ban tổ chức tại Singapore đặt ra.
Tại Việt Nam, sự kiện diễn tập với 14 quốc gia được triển khai tại 3 khu vực gồm miền Bắc (Hà Nội), miền Trung (Đà Nẵng) và miền Nam (TP.HCM).
Năm nay, cuộc diễn tập diễn ra đông đảo với sự tham gia của khối CNTT của Văn phòng Trung ương (Văn phòng TW Đảng, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội), 40 Sở TT&TT; khối cơ quan Bộ và ngang bộ (24 đơn vị) và khối các Tập đoàn, Tổng công ty về cung cấp dịch vụ Viễn thông - CNTT, doanh nghiệp làm về an toàn thông tin gồm MobiFone, VNPT, Viettel, Netnam, Công ty Cổ phần Hạ tầng viễn thông CMC, Công ty Cổ phần Viễn thông FPT, BKIS, CMC Infosec và Hiệp Hội An toàn thông tin Việt Nam, Hội Tin học Việt Nam.
|
Đại diện một đơn vị tham gia diễn tập.
|
|
Đợt diễn tập có 250 kỹ thuật viên, chuyên gia an ninh thông tin đến từ 100 đơn vị, tổ chức tham gia. Ảnh: N.Đ.
|
Phát biểu tại lễ khai mạc, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng nhấn mạnh: Ngày nay, thế giới đang trở nên phẳng hơn do các kết nối mạng không biên giới quốc gia. Chính vì thế các cuộc tấn công mạng cũng không có giới hạn về địa lý và không một quốc gia nào có thể đơn độc bảo vệ mình.
Trước nguy cơ chiến tranh mạng đang hiện hữu, việc phối hợp quốc tế, ứng cứu sự cố, bảo vệ an toàn thông tin và góp phần ngăn chặn chiến tranh mạng đã được nêu ra trên tất cả các bàn đàm phán ở nhiều cấp, thậm chí ở cấp thượng đỉnh. Điển hình, một trong các nội dung quan trọng được đưa ra thảo luận gần đây nhất là tại cuộc gặp Mỹ - Trung giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Obama là vấn đề an ninh mạng.
Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng, tại khu vực ASEAN, các quốc gia ngày càng nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của khối liên kết này. Nhiều hoạt động chung được tổ chức thường xuyên và cuộc tập trận ACID 2015 chính là một trong các hoạt động đó.
“Bộ TT&TT ghi nhận và biểu dương sự cố gắng, chủ động, tích cực và trách nhiệm của VNCERT trong các hoạt động hợp tác quốc tế. Việc tham gia các hoạt động tập trận quốc tế nói chung và tổ chức diễn tập mở rộng tại Việt Nam vừa là một hoạt động kỹ thuật nghiệp vụ chuyên sâu nhưng cũng là một nhiệm vụ chính trị”, Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng đánh giá, đồng thời đề nghị Trung tâm VNCERT và đại diện các đơn vị tham gia phát huy khả năng và thái độ tích cực của mình hoàn thành bài diễn tập tốt nhất, tuân thủ đúng mọi qui định của quốc tế trong hoạt động chung này. Đó cũng là thể hiện vị trí, vai trò của Việt Nam trong con mắt bạn bè quốc tế.
Sau đợt diễn tập, VNCERT tổ chức tổng kết kết quả của đợt diễn tập, rút kinh nghiệm để nhân rộng, phổ biến, tổ chức các đợt diễn tập tiếp theo nhằm nâng cao năng lực cho các thành viên của mạng lưới ứng cứu sự cố, cũng như của lực lượng an toàn thông tin quốc gia nói chung.
Theo ông Nguyễn Trọng Đường, Giám đốc VNCERT, năm 2015 là năm thứ 10 hoạt động diễn tập được tổ chức. Đây cũng là năm đầu tiên Việt Nam mở rộng các đối tượng tham gia diễn tập quốc tế với gần 100 cơ quan, trong đó có khoảng 250 cán bộ kỹ thuật của các đội ứng cứu sự cố.
Cũng theo đại diện VNCERT, diễn tập ứng cứu mạng máy tính là hoạt động được tổ chức thường xuyên của các đơn vị phụ trách an toàn thông tin, đặc biệt là các CERT. Từ đầu năm 2015 đến nay, VNCERT đã tham gia nhiều hoạt động diễn tập như diễn tập an ninh thông tin ASEAN-Nhật Bản 2015, diễn tập về điều phối ứng cứu mạng máy tính khu vực Châu Á-Thái Bình Dương (APCERT DRILL).
|
Các đơn vị VNPT, MobiFone, Viettel... tham gia tài trợ cho sự kiện. Ảnh: N.Đ.
|
Trong 9 tháng đầu năm 2015,VNCERT đã phát hiện hơn 3.296.200 địa chỉ IP bị nhiễm mã độc và bị điều khiển bởi các máy chủ bên ngoài lãnh thổ, 18.085 website bị nhiễm mã độc và lây lan mã độc đến các máy tính trong mạng, trong đó có 88 website/cổng thông tin điện tử của các CQNN, 5.368 website bị tấn công và cài mã lừa đảo phishing, 7.421 tấn công thay đổi giao diện (deface), trong đó có 164 website/cổng thông tin điện tử của các CQNN.
Theo báo cáo của các hãng bảo mật, nguy cơ mất an toàn thông tin ở Việt Nam là rất cao với gần 50% người dùng có nguy cơ nhiễm mã độc khi sử dụng Internet trên máy tính, xếp hạng 5 trên toàn thế giới. Việt Nam còn đứng đầu thế giới về nguy cơ bị nhiễm mã độc, phần mềm độc hại cục bộ (qua USB, thẻ nhớ…) với gần 70% người dùng máy tính có nguy cơ cao bị lây nhiễm.
Theo Ictnews.vn