Chủ nhật, 24/11/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 23/10/2015
Ông Mai Liêm Trực: “Không nên để hoàn vốn 3G mới cấp phép 4G”

Nguyên Thứ trưởng Bộ BCVT cho rằng, không nên có quan điểm phải hoàn vốn 3G rồi mới cấp phép 4G, nếu có tài nguyên thì sớm cấp phép 4G chứ không khéo cứ chờ rồi 5G đến, chúng ta lại ngồi chờ tiếp...

Nguyên Thứ trưởng Bộ BCVT Mai Liêm Trực - người được giới truyền thông đánh giá là là lãnh đạo ngay thẳng và có tầm nhìn xa

Theo thông tin từ Cục Viễn thông, Bộ TT&TT, đến thời điểm hiện nay FPT, CMC, VTC không xin thử nghiệm 4G mà chỉ có Viettel, MobiFone và VNPT xin thử nghiệm. Ông Trần Tuấn Anh, Trưởng phòng Cấp phép quy hoạch của Cục Viễn thông cho hay mỗi doanh nghiệp triển khai tối đa tại 3 tỉnh trên toàn quốc, thử nghiệm trên băng tần 1800, băng tần 2300, 2600, từ đó xem xét khả năng cung cấp dịch vụ 4G có thể trong năm 2016 hoặc có thể năm 2017. Trên cơ sở đánh giá kết quả thử nghiệm, Bộ sẽ xem xét đánh giá mô hình hiệu quả kinh doanh cung cấp dịch vụ đáp ứng nhu cầu xã hội thì sẽ chính thức cấp phép cho các doanh nghiệp viễn thông theo đúng quy định.

Bình luận về vấn đề triển khai 4G ở Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ BCVT (nay là Bộ TT&TT) Mai Liêm Trực nhấn mạnh: “Cơ quan quản lý Nhà nước trung lập về công nghệ, không nên can thiệp về công nghệ. Mới đây, Hiệp định TPP Việt Nam vừa ký thì cơ quan quản lý Nhà nước không can thiệp về công nghệ. Nhưng đây đó chúng ta chưa trung lập về công nghệ. Không phải giải thích để 3G hoàn vốn rồi mới cấp phép 4G vì đó là không trung lập về công nghệ. Đó là việc của doanh nghiệp viễn thông. Tất nhiên ở ta phần lớn là doanh nghiệp Nhà nước nên có lo lắng đấy”.

“Đến giờ mới cấp phép 4G là chậm. Đáng lý các nước cấp phép 2-3 năm sau đó doanh nghiệp chuẩn bị trước mọi yếu tố để triển khai 4G. Các doanh nghiệp viễn thông giờ không biết có cấp phép hay không, nhất là công ty tư nhân nên không dám đầu tư. Nếu có băng tần thì sớm cấp phép 4G để doanh nghiệp viễn thông chuẩn bị chứ không nên đợi đến 2016. Cái này ta đã chuẩn bị nhiều năm rồi. Không khéo chờ rồi 5G đến, chúng ta lại ngồi chờ tiếp”, ông Mai Liêm Trực nói tiếp.

Ông Mai Liêm Trực cũng dẫn giải tiếp xã hội đã có nhu cầu về 4G vì hiện giờ 3G còn chậm. Nếu cứ chờ mọi người đều có thể sử dụng dịch vụ dữ liệu tốc độ cao mà chưa có khả năng trả thì không biết đợi đến bao giờ mới triển khai được 4G. Nếu cấp phép trước, nhà mạng nào làm được trước thì cứ làm, có lợi cho người tiêu dùng và thị trường, nhà mạng cũng chủ động khi triển khai mạng lưới công nghệ mới.

Mới đây, ông Lê Đăng Dũng, Phó Tổng giám đốc Viettel đã đưa ra kiến nghị, Bộ TT&TT xem xét cấp giấy phép cung cấp dịch vụ 4G cho Viettel ngay trong năm 2015 để Viettel có thể tự bỏ vốn đầu tư và chính thức triển khai 4G từ năm 2016.

Viettel đã được Bộ TT&TT cấp giấy phép thử nghiệm dịch vụ 4G ở băng tần 1600Mhz và nhà mạng này đã triển khai thử nghiệm từ cuối năm 2014 đến nay. Nhưng theo ông Lê Đăng Dũng, Bộ TT&TT nên xem xét bỏ qua giai đoạn cấp phép thử nghiệm, thay vào đó tiến hành cấp giấy phép cung cấp dịch vụ chính thức, sau đó cho doanh nghiệp đấu giá băng tần để triển khai cung cấp dịch vụ ngay từ đầu năm 2016.

Lý do khiến Viettel đưa ra kiến nghị trên là: cùng với việc song song với thử nghiệm 4G ở Việt Nam, Viettel cũng đang thử nghiệm 4G ở Lào, Camuchia. Việt Nam đã chậm triển khai 4G so với nhiều nước ASEAN, do đó việc kéo dài thời gian thử nghiệm sẽ khiến Việt Nam càng đi chậm hơn. Vì vậy, đề nghị Bộ TT&TT cấp giấy phép 4G cho Viettel trong năm 2015 để nhà mạng này được triển khai đầu tư, được cấp băng tần luôn trong năm nay.

Một lý do khác nữa là giải quyết được bài toán lãng phí đầu tư bởi nếu triển khai 4G chậm các doanh nghiệp sẽ tiếp tục đầu tư cho 2G và 3G. Nếu có giấy phép 4G doanh nghiệp sẽ không đầu tư thêm cho 3G nữa mà cung cấp 4G luôn, tránh lãng phí tài nguyên tần số cũng như vốn đầu tư của doanh nghiệp.

Theo thống kê của các hãng công nghệ viễn thông trên thế giới, triển khai 4G sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế cho quốc gia, đem lại lợi ích cho nhà mạng và người dùng nhưng các mạng di động. Việc triển khai 4G có lợi cho nền kinh tế của các quốc gia. Nếu mật độ băng rộng tăng 10% thì GDP có thể tăng 1%, như vậy 4G sẽ có lợi cho nền kịnh tế, cho nhà khai thác và người sử dụng.

Theo Ictnews.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0