Thứ bảy, 23/11/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 02/10/2015
Doanh nghiệp đang giải bài toán “đói” nhân lực CNTT như thế nào?

Tự tìm đến các trường đại học với nhiều chương trình hợp tác hấp dẫn hay tổ chức các cuộc thi là những giải pháp đang được nhiều doanh nghiệp CNTT lựa chọn với hi vọng có thể tìm kiếm được thêm nguồn nhân lực chất lượng cao.

Ký thỏa thuận hợp tác hướng nghiệp và đào tạo trong 2 năm 2015 - 2016 giữa FPT và Viện CNTT- Truyền thông Đại học Bách khoa 

Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 32.000 sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành CNTT hoặc các ngành nghề có liên quan nhưng chỉ có khoảng 9.000 em trong số đó có thể đáp ứng được yêu cầu. Số lượng sinh viên đủ năng lực để làm việc ở nước ngoài thậm chí còn ít hơn, chỉ khoảng 3.000 người.  Theo thống kê của Viện Chiến lược CNTT (Bộ TT&TT), hiện 72% sinh viên ngành CNTT không có kinh nghiệm thực hành, 42% thiếu kỹ năng làm việc nhóm, chỉ khoảng 15% sinh viên mới tốt nghiệp đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp.

Trong khi đó, các đơn hàng về nhân lực CNTT vẫn luôn dồi dào. Đơn cử như công ty phần mềm FPT (FPT Software) sẽ cần tuyển mới 10.000 nhân lực trong vòng 3 năm tới để phục vụ nhu cầu mở rộng thị trường.

Nhiều hình thức hợp tác

Để giải quyết bài toán thiếu nhân lực, nhiều năm gần đây, các doanh nghiệp công nghệ lớn như FPT, Samsung, Nokia-Microsoft, CSC hay Logigear đang xây dựng mối quan hệ hợp tác với nhiều trường đại học (ĐH)...trong việc đào tạo và tuyển dụng nhằm tăng cường nguồn nhân lực CNTT vốn đang khan hiếm, kìm hãm sự phát triển chung của ngành CNTT.

Riêng tập đoàn FPT nhiều năm qua đã tạo dựng được mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với nhiều “lò luyện” nhân lực CNTT lớn trên cả nước như ĐH Bách Khoa Hà Nội, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông... nhằm chuẩn bị nguồn nhân lực cho việc mở rộng quy mô ngày một lớn của tập đoàn 26.000 nhân viên này.

Gần đây nhất, FPT đã ký thỏa thuận Hợp tác hướng nghiệp và đào tạo trong hai năm 2015 - 2016. Theo đó, FPT sẽ phối hợp xây dựng và thực hiện các chương trình đào tạo cho Viện CNTT&TT - Đại học Bách Khoa Hà Nội và Viện sẽ hỗ trợ FPT tuyển dụng các sinh viên có chất lượng. Tập đoàn cũng đang triển khai chuỗi chương trình giao lưu giữa lãnh đạo Tập đoàn FPT với sinh viên các trường đại học trên toàn quốc mang tên “FPT CEO Talk” với mục tiêu hướng nghiệp và mang lại các cơ hội việc làm cho sinh viên tại chính FPT.

Bên cạnh việc đào tạo hướng nghiệp, nhiều doanh nghiệp công nghệ chọn hình thức hợp tác bằng cách tài trợ các cuộc thi của sinh viên, tổ chức event tuyển sinh quy mô và hỗ trợ xây dựng các phòng thí nghiệm, các phòng nghiên cứu, cùng nhiều khóa thực tập cho sinh viên có cơ hội làm quen với môi trường làm việc thực tế tại doanh nghiệp. Tháng 8 vừa qua, tập đoàn FPT vừa phát động cuộc thi S.M.A.C Challenge năm thứ 3 nhằm tìm kiếm và phát triển các ý tưởng công nghệ tương tác bằng giọng nói, đồng thời mang đến cho các bạn sinh viên nhiều cơ hội việc làm trong lĩnh vực công nghệ mới, cùng cơ hội được Quỹ FPT Ventures rót vốn đầu tư.

Hợp tác hai bên, có lợi nhiều bên

Dễ thấy là doanh nghiệp và các trường đại học là đối tượng được hưởng lợi từ xu hướng hợp tác này, khi mà doanh nghiệp sẽ tăng được đầu vào nhân lực có chất lượng vốn đang khan hiếm, còn các trường đại học sẽ nâng cao được phương pháp đào tạo và thành tích đầu ra của sinh viên trong trường.

Tuy nhiên, trên thực tế, sinh viên là đối tượng được hưởng lợi đầu tiên và lớn nhất từ việc hợp tác này. Đó là được trải nghiệm phương pháp giáo dục mới, thiên về thực tiễn hơn lý thuyết sách vở vẫn đang được áp dụng tại phần nhiều giáo trình đại học hiện nay; là cơ hội được thực tập và làm việc tại các môi trường công nghệ chuyên nghiệp, nâng cao chuyên môn và các kỹ năng sống; và đặc biệt là cơ hội lương bổng hấp dẫn.

Điển hình như trong hợp tác giữa công ty TNHH Phần mềm FPT chi nhánh Đà Nẵng và 3 trường trực thuộc Đại học Đà Nẵng gồm Bách khoa, Sư phạm và Ngoại ngữ ngày 22/9 vừa qua, ngoài việc hỗ trợ đào tạo tiếng Nhật, công ty này còn cam kết tuyển thẳng sinh viên các lớp công nghệ thông tin (CNTT) Nhật ngữ vào thực tập từ năm thứ 3 và nhận vào làm việc với mức lương cao hơn từ 1-4 triệu đồng so với sinh viên không có tiếng Nhật.

Nhìn rộng ra, việc hợp tác giữa doanh nghiệp và các trường đại học sẽ tạo ra hệ quả tốt cho sự phát triển và cạnh tranh của ngành CNTT Việt Nam nói chung, khi mà doanh nghiệp Việt Nam đã có đủ nhân lực để nhận được nhiều hơn những hợp đồng “béo bở” từ các đối tác nước ngoài, mở rộng vùng phủ lớn hơn nữa trong tương lai.

Theo Ictnews.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0