Chủ nhật, 21/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 15/09/2015
Tổng Thư ký Hội Tin học: "Làm ứng dụng mobile không nhất thiết học theo Flappy Bird"

Ông Nguyễn Long, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Tin học Việt Nam, Trưởng ban Tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Ứng dụng Di động 2015 chia sẻ thì các bạn sinh viên tham gia không nên thi nhau làm game và không nhất thiết học theo Flappy Bird.

Mới đây (10/9) Cuộc thi Sáng tạo Ứng dụng Di động 2015 được Hội Tin học Việt Nam, Công ty Công nghệ Huawei Việt Nam và Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội phát động dành cho các bạn sinh viên Việt Nam đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng, học viện có đào tạo các chuyên ngành trong lĩnh vực CNTT-TT và các sinh viên yêu thích sáng tạo CNTT-TT có những sản phẩm ứng dụng di động được lập trình, xây dựng trên nền tảng hệ điều hành Android. 18 giải thưởng của cuộc thi có tổng giá trị giải thưởng lên đến 800 triệu đồng.

Năm nay Ban Tổ chức khuyến khích các thí sinh sáng tạo ra những sản phẩm ứng dụng di động thể hiện trách nhiệm xã hội và cộng đồng, hướng đến giải quyết các vấn đề, nhu cầu thực tiễn của xã hội như học tập, việc làm, giao thông, y tế, thương mại, môi trường. Theo ông Nguyễn Long, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Tin học Việt Nam, Trưởng ban Tổ chức cuộc thi chia sẻ thì các bạn sinh viên tham gia không nên thi nhau làm game như các năm trước và không nhất thiết học theo Flappy Bird.

Z2-Anh-chinh-Cuoc-thi-Sang-tao-Ung-dung-Di-dong-2015-Xu-huong-Flappy-Bird-Game.jpg

Ông Nguyễn Long, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Tin học Việt Nam, Trưởng ban Tổ chức cuộc thi chia sẻ thì các bạn sinh viên tham gia không nên thi nhau làm game như các năm trước và không nhất thiết học theo Flappy Bird. Ảnh: Internet.

Dưới đây là bài phỏng vấn mà ông Nguyễn Long chia sẻ nhiều định hướng, nhận định quý báu dành cho các thí sinh tham gia cuộc thi và những bạn trẻ đang chuẩn bị bước vào thị trường ứng dụng di động nói chung.

Điểm đặc biệt của cuộc thi năm nay là gì thưa ông?

Điểm đặc biệt là giải thưởng cuộc thi năm nay cao hơn năm trước, cao gấp rưỡi. Giải đặc biệt trị giá lên tới 150 triệu, 2 giải nhất trị giá 100 triệu. Cuộc thi năm nay nhận được sự ủng hộ  và đồng hành tích cực của các hãng công nghệ lớn như Huawei hay các công ty có ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội. Chúng tôi mong muốn rằng cuộc thi này sẽ thúc đẩy cái sáng tạo của sinh viên theo xu hướng công nghệ mới và làm sao để có những cái ứng dụng tuy nhỏ, tuy gọn nhưng có hiệu quả xã hội lớn.

Năm nay khuyến khích thí sinh sáng tạo ý tưởng ứng dụng cho doanh nghiệp, vậy mong muốn của ban tổ chức là gì thưa ông?

Thực ra như chúng ta biết thì Nhà nước và người Việt Nam chúng ta đang rất quan tâm đến startup (khởi nghiệp). Các bạn sinh viên có thể có nhiều ý tưởng, các bạn có khả năng vận dụng kiến thức của mình được học. Nhưng mà hiện nay cái kết nối giữa nhà trường và doanh nghiệp còn chưa đáp ứng được sự mong mỏi. Chính vì thế ban tổ chức rất mong muốn là các bạn sinh viên có ý tưởng có thể tìm cách hợp tác với các nhà đầu tư, doanh nghiệp, để hoàn thiện hơn được sản phẩm với bản quyền của mình. Hoặc ngược lại doanh nghiệp có thể mong muốn phát triển ứng dụng của mình, truyền tải ý tưởng về các ứng dụng đấy cho các bạn sinh viên, tạo điều kiện cho các bạn sinh viên có hướng sáng tạo. Đấy là điều chúng tôi mong muốn. Nhưng điều quan trọng nhất, chúng ta phải làm sao đảm bảo vấn đề bản quyền tác giả, công khai những nguồn hỗ trợ có được.

Để động viên, khuyến khích các bạn sinh viên tham gia và có những sản phẩm tính ứng dụng cao, thì theo ông đâu là chủ đề, nội dung, mảng đề tài các bạn nên tập trung vào?

Thật ra đối với các bạn sinh viên tham gia thì chúng tôi cũng không có định hướng. Trong thông báo của ban tổ chức thì chỉ có thông điệp là các bạn hãy sáng tạo hướng đến cộng đồng. Thế nhưng qua cuộc thi đầu tiên năm 2013, những bạn được giải năm đó chúng tôi thấy rằng theo gương Flappy Bird, tức là làm game rất nhiều. Thế nhưng game thì cũng phụ thuộc theo cơ hội, từng thời điểm, chứ không phải lúc nào bạn cũng làm được. Trong khi đó những ứng dụng trên di động có ích cho xã hội thì lại chưa nhiều, chẳng hạn như ứng dụng tìm xe buýt, tìm phòng trọ, mua xe giá rẻ… Chúng tôi mong muốn sự sáng tạo xuất phát từ ý tưởng ban đầu dù rất nhỏ nhưng phục vụ lợi ích cho cộng đồng của các bạn, cộng đồng xã hội. Sau khi đưa lên kho ứng dụng, các bạn sẽ được tự hoàn thiện ý tưởng. Chúng tôi nghĩ rằng đó sẽ là cơ hội của các bạn.

Như ông nói thì không nhất thiết phải theo con đường Flappy Bird làm game?

Năm 2013 trong số những giải thưởng lớn thì có quá nhiều game. Về game thì thế này, Flappy Bird là tác giả làm theo kiểu game cổ điển, nhỏ gọn vừa vặn cho chiếc điện thoại di động. Thế còn các bạn sinh viên thì tiếp cận với những công nghệ hiện đại hơn, có thể rất làm hoành tráng màu mè, nhưng chưa để ý thực ra game quan trọng nhất là cái nội hàm bên trong. Và game thì cũng chỉ có thời điểm thôi, nếu không làm cẩn thận thì sẽ rất khó thành công.

Giải thưởng Nhân Tài Đất Việt, Money Lover chỉ là ví điện tử thôi nhưng tại sao lại có hàng triệu lượt tải về dùng? Vì quan trọng nhất là môi trường và đối với ứng dụng di động phải có thêm tính tương tác cao, tạo được cộng đồng xung quanh ứng dụng mà mình đưa lên. Khi có cộng đồng thì chính cộng đồng sẽ có những đóng góp để làm sao ứng dụng của mình tốt hơn.

Nhưng một số bạn trẻ thì cũng mong muốn nhìn vào “tượng đài” như Flappy Bird để đi theo?

Mong muốn đi theo là đúng nhưng đi theo thì chúng ta cũng nên biết đi theo cái gì. Người ta ai cũng biết là game không đi theo được, bao nhiêu game bắt chước kiểu như Flappy Bird thì cũng có thành công đâu, chỉ có người đi đầu thành công.

Người ta vẫn nói Việt Nam “đói” dịch vụ nội dung  trên di động. Trong khi 3G đã triển khai 3-4 năm nay rồi. Theo ông đâu là nguyên nhân căn bản của vấn đề này?

Làm ra một ứng dụng giống như một sản phẩm có doanh thu, có rất nhiều vấn đề liên quan. Chỉ có ứng dụng lên số 1, số 2 trên kho ứng dụng như App Store thì mới thu tiền qua quảng cáo, qua chơi thẻ, nhưng hiện nay các ứng dụng Việt Nam vẫn chưa tạo được cái thu hút. Hiện nay tôi vẫn có cảm giác các nhà mạng làm cái gì của mình hơn là tạo một cái gì đó cho cộng đồng. Có rất nhiều cách để thúc đẩy thị trường ở Việt Nam, nhưng chúng tôi mong muốn nhà mạng chia sẻ, hợp tác, tạo điều kiện, chìa tay ra với các bạn sinh viên bởi  nhà mạng chúng ta vẫn tính là chúng ta có đường đi, chúng ta cứ thu phí trên đường, nhưng nếu chúng ta thu trên giá trị gia tăng thì sẽ còn hiệu quả hơn.

Nhưng các nhà mạng cũng tuyên bố sẵn sàng chia sẻ 90% cho bên phát triển nội dung?

Tuyên bố thì tuyên bố chứ thực tế chưa chắc đàm phán được.

Vậy đặt ra vấn đề là rất nhiều ứng dụng thành công trên App Store hay Google Play hay các chợ ứng dụng. Tại sao chúng ta không thể làm được điều ấy?

Thế thì tôi mới hỏi là tại sao là Việt Nam có 3 nhà mạng, tất cả đều có kho ứng dụng, thế nhưng không người Việt nào nhìn đến cái kho ấy? Nếu hỏi thế thì đơn giản thôi, vì cái kho đấy không mang lợi ích nào cho người ta thì người ta vào làm gì. Tôi thì vẫn nghe là các nhà mạng có kho nhưng các bạn có biết đến không?

Nhưng liệu có hướng nào mà các bạn startup có thể đưa ngay ứng dụng lên App Store hay Google Play?

Hiện nay các bạn vẫn có hướng đấy, nhưng cái đấy phải đạt top, top 10, top 20, top 100 thì mới hy vọng. Cái đấy thực ra cũng cần may mắn như Flappy Bird hay một số hãng game như ở trong TP.HCM, tôi biết. Họ cứ duy trì khoảng 3-4 cái trong top 10, top 20 thì cũng rất ổn. Thế nhưng mà để tạo ra được một cái cộng đồng, thành một phong trào để lứa trẻ theo thì chưa có. Rất may là theo thống kê Việt Nam tính theo tháng thỉnh thoảng cũng có ứng dụng đứng trong top. Còn hoành tráng như anh Hà Đông thì chỉ có một.

Tại sao cuộc thi không mở cho các nền tảng khác mà chỉ có dành cho Android thưa ông?

Thực ra là cũng có nhiều nền tảng nhưng Android có thị phần thiết bị lớn, lại là nền tảng mở. Trong khi iOS thì đóng, Windows thì đóng, đến khi tổ chức thi chẳng nhẽ sinh viên lại hỏi cháu không có phần mềm bản quyền thì có tham gia được không… Nhìn chung các bạn yên tâm là dù chỉ trên một nền tảng nhưng kiến thức lập trình cơ bản là đủ. Android thì người ta có vẻ không an tâm về an ninh an toàn nhưng ít ra đó cũng là nơi người ta có thể cùng tham gia.

Cảm ơn ông!

Theo Ictnews.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0