Thứ bảy, 23/11/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 29/06/2015
"Dùng Facebook để nói xấu Đảng, Nhà nước cần phải bị nghiêm trị"

Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT, mọi người đều có quyền tham gia Facebook, nhưng nếu dùng Facebook để bôi xấu, vi phạm quyền tự do của người khác, nói xấu Đảng, Nhà nước thì cần phải bị nghiêm trị.

Quan điểm này được Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son chia sẻ với báo chí bên lề hành lang Quốc hội, sau phiên thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật An toàn thông tin.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son, khi xây dựng Luật An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông đã bám sát chỉ đạo và Nghị quyết của Quốc hội, nhưng trong quá trình xây dựng thì thấy phát sinh thông tin hiện nay khá rộng: thông tin trên bản giấy, thông tin trên mạng… Chính vì phạm vi quá rộng nên khi thẩm tra Uỷ ban thường vụ Quốc hội và các ĐBQH thấy rằng, nên thu hẹp lại an toàn thông tin trên mạng.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son

Mong muốn của các ĐBQH khi luật ra đời phải giải quyết được tất cả các vấn đề trên mạng đang phức tạp: tin nhắn rác, thông tin mất an toàn, an ninh… Đây là mong muốn hoàn toàn chính đáng. Luật An toàn thông tin (ATTT) ra đời kỳ vọng sẽ giải quyết được một số vấn đề nội dung trong đảm bảo an toàn thông tin chứ khó có thể giải quyết hết được những gì đang mong muốn. Nhưng dù sao chúng ta vẫn phải làm và đây là thách thức lớn với cơ quan soạn thảo để làm sao khi luật ban hành đảm bảo được tính khả thi là an toàn trên môi trường mạng.

Đưa thông tin tổn hại người khác cần bị lên án

Thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật ATTT, các ĐBQH rất quan tâm tới hệ lụy tiêu cực của mạng xã hội đối với thanh thiếu niên, nhất là sau vụ việc đáng tiếc vừa xảy ra tại Đồng Nai. Quan điểm của Bộ trưởng về vấn đề này ra sao?

Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son: Về vụ việc nữ sinh 15 tuổi ở Đồng Nai tự tử do không chịu nổi áp lực dư luận khi bị chính bạn trai tung clip sex, thông tin đó là thông tin riêng của 2 người chỉ chia sẻ với chính 2 người đó hoặc một nhóm người. Đó gần như là bí mật của 2 người, nhưng lại bị tung lên mạng và trở thành clip “chung” nhiều người biết.

Hành vi của người bạn trai kia là hành vi vi phạm đạo đức và trách nhiệm xã hội phải lên án. Trong đó cũng đặt ra vấn đề an toàn thông tin trên mạng mà cơ quan quản lý Nhà nước phải xử lý.

Vậy dự luật sẽ tiếp thu ý kiến của ĐBQH như thế nào và có chế tài kiểm soát ra sao để không xảy ra sự việc đáng tiếc tương tự?

Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son: Bản thân tất cả chúng ta phải có ý thức đưa thông tin tốt, tránh đưa thông tin xấu lên mạng. Khi phát hiện những thông tin xấu gây ảnh hưởng lớn tới xã hội thì nhanh chóng thông báo tới cơ quan chức năng để giúp cơ quan chức năng có biện pháp ngăn chặn kịp thời hơn, nhanh nhạy hơn. Vì lượng truy cập, sự lan truyền những thông tin xấu ngày càng tăng thì sẽ là áp lực, sức ép rất lớn.

Trở lại với vụ việc ở Đồng Nai, ngay sau khi vụ sự việc xảy ra, Bộ đã có chỉ đạo, khuyến cáo tất cả các nhà mạng khi có phát hiện ra những nội dung tương tự thì phải nhanh chóng có biện pháp ngăn chặn bằng kỹ thuật, để không dẫn tới những hậu quả đáng tiếc như vừa qua. Nhưng những thông tin xuất phát từ mạng xã hội có máy chủ đặt tại nước ngoài hiện đang là thách thức với các cơ quan quản lý.

Nghĩa là những thông tin lan truyền trên mạng xã hội có máy chủ đặt tại nước ngoài khó có thể kiểm soát, thưa Bộ trưởng?

Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son: Những thông tin xuyên biên giới không chỉ là thách thức với riêng Việt Nam  mà cả thế giới. Ngay cả Mỹ cũng thường xuyên phát đi những thông tin cảnh báo tấn công vào mạng lưới thông tin của mình, ngay cả trang web các nhà lãnh đạo của Mỹ cũng bị tấn công.

Một số trang thông tin có xuất phát từ nước ngoài đang là mối đau đầu của các cơ quan an ninh. Hiện chúng ta có 8 nhà mạng được phép cung cấp dịch vụ này, các công ty này cũng phối hợp với các cơ quan chức năng để ngăn chặn, bằng cả biện pháp kỹ thuật và tuyên truyền. Nếu chỉ sử dụng biện pháp kỹ thuật thì cũng không thể nào ngăn chặn tuyệt đối, vì hiện nay đã xuất hiện nhiều hacker với thủ đoạn tinh vi có thể vượt rào tường lửa. Vì thế, một biện pháp quan trọng nhất hiện nay là tuyên truyền để mọi người có ý thức bảo vệ chính mình, cộng đồng xã hội…

Khó quản Facebook mạo danh

Thưa Bộ trưởng, trong phiên thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật ATTT, có ĐBQH đề nghị dự luật cần có điều khoản cấm mạo danh trên Facebook. Bộ trưởng nghĩ sao về đề xuất này?

Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son: Facebook là mạng xã hội lớn, có máy chủ đặt tại nước ngoài, mọi người đều có quyền mở tài khoản, truy cập mà khó có ai quản lý được. Việc đưa ra chế tài cấm mạo danh trên Facebook không hề dễ dàng.

Nói là vậy, nhưng mọi hành vi dù là quyền cá nhân cũng phải trong khuôn khổ pháp luật. Theo Hiến pháp 2013, mọi công dân có quyền tự do thông tin, tự do ngôn luận, tự do tiếp cận và cung cấp thông tin… Nhưng nếu tự do đó dẫn tới phương hại tới lợi ích người khác, ảnh hưởng tới tự do người khác thì phải bị xử lý.

Anh có quyền tự do lập Facebook, nhưng nếu dùng Facebook cá nhân đăng thông tin bôi xấu người khác thì quyền tự do của anh lại vi phạm pháp luật, vi phạm quyền tự do của người khác thì bị lên án, đấu tranh. Chưa kể nếu nói xấu Đảng, Nhà nước thì cần phải bị nghiêm trị.

Nhưng rõ ràng hiện nay trên mạng xã hội Facebook tồn tại rất nhiều trang mạo danh các lãnh đạo Đảng, Nhà nước mà không bị kiểm soát, thưa Bộ trưởng?

Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son: Đó là cái khó và thách thức trong quản lý trang thông tin cá nhân bởi Facebook có máy chủ đặt tại nước ngoài. Như tôi đã nói, chúng ta khuyến khích tự do thông tin, nhưng tự do phải trong khuôn khổ pháp luật. Vì thế theo quy định tại Nghị định 72 thì khi đăng ký cung cấp dịch vụ thông tin trên mạng buộc các nhà cung cấp dịch vụ phải đặt ít nhất một máy chủ ở Việt Nam để có thể quản lý được và dễ dàng giải quyết những vấn đề phát sinh. Nếu cung cấp dịch vụ xuyên biên giới mà máy chủ không đặt ở Việt Nam thì hiện giờ khó kiểm soát hết.

Khi chúng ta ban hành Nghị định 72 nhận được rất nhiều ý kiến cho rằng những quy định trong Nghị định này quá chặt chẽ, song vì mục tiêu bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của người dân, an ninh quốc gia chúng ta vẫn phải làm và quyết tâm làm.

Theo Ictnews.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0