Thứ sáu, 10/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 18/06/2015
Duy nhất Viettel nằm trong nhóm doanh nghiệp thống lĩnh thị trường

Viettel sẽ là doanh nghiệp viễn thông duy nhất có vị trí thống lĩnh thị trường đối với dịch vụ thông tin di động mặt đất, bao trọn cả 3 mảng dịch vụ điện thoại, nhắn tin và truy nhập Internet

Với những doanh nghiệp chiếm trên 30% thị phần,  trước khi muốn ban hành một mức giá cước nào đó thì họ phải thực hiện đăng ký với cơ quan quản lý trên cơ sở không được bán dưới giá thành

Bộ TT&TT vừa ban hành Danh mục doanh nghiệp viễn thông, nhóm doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường đối với các dịch vụ viễn thông quan trọng có hiệu lực từ 15/6/2015. Theo đó, Viettel là doanh nghiệp viễn thông duy nhất có vị trí thống lĩnh thị trường (SMP) đối với dịch vụ thông tin di động mặt đất, bao trọn cả 3 mảng dịch vụ điện thoại, nhắn tin và truy nhập Internet.

Theo quy định hiện hành của Luật Cạnh tranh, doanh nghiệp có thị phần khống chế khi có thị phần từ 30% trở lên hoặc có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể. Một nhóm 2 doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu tổng thị phần đạt từ 50% trở lên.

Phát biểu tại Hội nghị giao ban quản lý nhà nước tháng 5/2015 của Bộ TT&TT, ông Lê Đăng Dũng, Phó Tổng giám đốc Viettel cho rằng, Bộ TT&TT nên xem xét lại khái niệm doanh nghiệp thống lĩnh thị trường. Theo đó, Bộ TT&TT không nên thay đổi vị trí của các doanh nghiệp di động thống lĩnh thị trường và xếp 3 nhà mạng có vị trí tương đương nhau như hiện tại. 

 Ông Lê Đăng Dũng giải thích, việc thay đổi vị trí thống lĩnh thị trường của doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp ra khỏi nhóm thống lĩnh thị trường phát triển thoải mái hơn, họ có thể tự quyết định giá cước rẻ hơn doanh nghiệp khác. Điều này có nguy cơ gây xáo trộn thị trường bởi khách hàng có thể đua nhau chuyển sang nhà mạng có giá cước rẻ hơn, sẽ có cuộc chiến về giá cước giữa các nhà mạng để cạnh tranh gây hỗn loạn thị trường. Do đó, Viettel kiến nghị không thay đổi vị trí của các doanh nghiệp thống lĩnh thị trường viễn thông mà giữ nguyên như hiện nay, cùng quản lý 3 nhà mạng như các doanh nghiệp lớn.

Sở dĩ Viettel đưa ra đề xuất này bởi theo dự thảoThông tư sửa đổi một số quy định của Thông tư số 18/2012/TT-BTTTT ngày 15/11/2012 Bộ TT&TT, trong lĩnh vực dịch vụ thông tin di động mặt đất, Viettel là doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường duy nhất.

Theo ông Phan Tâm, Cục trưởng Cục Viễn thông, theo từng thời kỳ, căn cứ theo diễn biến của thị trường viễn thông, Bộ TT&TT sẽ ban hành danh mục các doanh nghiệp thống lĩnh thị trường, hoặc nhóm doanh nghiệp thống lĩnh thị trường. Danh mục này được xây dựng căn cứ vào báo cáo doanh thu của từng doanh nghiệp, việc quyết định có đưa một doanh nghiệp hay không đưa một doanh nghiệp vào danh mục này không phụ thuộc ý chí chủ quan của Bộ, còn nhận thức của xã hội chỉ là một kênh thông tin tham khảo. Do đó, Viettel hay bất cứ doanh nghiệp viễn thông nào khác phải chấp nhận việc thay đổi nằm trong hay nằm ngoài nhóm doanh nghiệp thống lĩnh thị trường.

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son cũng cho rằng, hết năm 2014 Viettel đã chiếm tới 52,12% thị phần thuê bao di động nên phải chấp nhận thực hiện đúng quy định quản lý đối với doanh nghiệp thống lĩnh thị trường để thị trường di động có sự cạnh tranh lành mạnh.

Theo Thông tư mà Bộ TT&TT ban hành về Danh mục doanh nghiệp viễn thông, nhóm doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường đối với các dịch vụ viễn thông quan trọng mà Nhà nước cần quản lý cạnh tranh và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2013 thì Viettel, MobiFone và VinaPhone nằm trong nhóm các doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường đối với các dịch vụ thông tin di động. Khi doanh nghiệp xếp vào nhóm có vị trí thống lĩnh thị trường sẽ bị quản lý chặt.

Chẳng hạn, với những doanh nghiệp chiếm trên 30% thị phần,  trước khi họ muốn ban hành một mức giá cước nào đó thì doanh nghiệp phải thực hiện đăng ký với cơ quan quản lý trên cơ sở không được bán dưới giá thành.

Còn đối với doanh nghiệp không chiếm thị phần khống chế, họ được quyền ban hành giá cước có thể thấp hơn cả giá thành của mình nhưng không quá thấp so với mức trung bình hiện có trên thị trường. 

Về cơ bản nguyên tắc quản lý kinh tế, Nhà nước không để các doanh nghiệp ép giá, phá giá, trong trường hợp có những biến động lớn Nhà nước sẽ tiến hành những biện pháp bình ổn giá cả trên thị trường. Đây là nội dung lớn nhất về quản lý đang nóng trên thị trường viễn thông di động.

Theo Ictnews.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0