Thứ tư, 17/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 16/04/2015
Gần 94% doanh nghiệp bị thanh tra vi phạm bản quyền phần mềm

Trong năm 2014, Thanh tra Bộ VHTT&DL đã phát hiện và xử phạt 78 doanh nghiệp vi phạm quy định pháp luật về bản quyền các chương trình phần mềm máy tính, chiếm tới 93,9% số doanh nghiệp bị thanh tra đột xuất.

Thông tin nêu trên vừa được Ban thường trực Chương trình phối hợp hành động về phòng, chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) giai đoạn 2012 - 2015 (Chương trình 168) cho biết tại Hội nghị sơ kết hoạt động năm 2014 và triển khai kế hoạch năm 2015 diễn ra chiều qua, ngày 14/4/2015.

Đây là một hoạt động trong khuôn khổ “Tháng hưởng ứng Ngày sở hữu trí tuệ thế giới 26/4” do Bộ KH&CN phối hợp với Liên minh phần mềm BSA tại Việt Nam phát động ngày 31/3 vừa qua.

Ngày 14/4/2015, Bộ KH&CN đã chủ trì tổ chức Tọa đàm về công tác thực thi quyền sơ hữu trí tuệ tại Việt Nam và Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2014 của Chương trình 168.

Đánh giá về kết quả công tác thực thi quyền SHTT thời gian qua, thường trực Chương trình 168 cho hay, trong năm 2014, Thanh tra Bộ VHTT&DL đã phối hợp với Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao tiến hành thanh tra đột xuất 83 DN tại các tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu và Đà Nẵng.

Qua thanh tra, Thanh tra Bộ VHTT&DL đã phát hiện và xử phạt 78 DN vi phạm quy định về bản quyền các chương trình phần mềm máy tính, với tổng số tiền phạt 1,7 tỷ đồng; đồng thời buộc các DN này phải sử dụng các phần mềm, chương trình máy tính có bản quyền đúng quy định.

Thanh tra Bộ VHTT&DL cũng đã tiến hành kiểm tra hoạt động triển lãm mỹ thuật và nhiếp ảnh tại Hà Nội với số lượng 777 tác phẩm nhiếp ảnh, tác phẩm mỹ thuật của 203 tác giả.

Bên cạnh đó, năm 2014, công tác thực thi quyền tác giả, quyền liên quan cũng đã được các Sở VHTT&DL triển khai tại nhiều tỉnh, thành phố. Trong đó, nổi bật là Thanh tra Sở VHTT&DL TP.HCM đã thanh tra và xử phạt 50 tổ chức, cá nhân có hành vi sử dụng bản ghi âm, ghi hình nhằm mục đích thương mại đã công bố nhưng không trả tiền sử dụng cho chủ sở hữu; hành vi biểu diễn trực tiếp tác phẩm trước công chúng mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả; hành vi kinh doanh băng đĩa nhập lậu, tiến hành tiêu hủy 21.268 đĩa CD-VCD không tem nhãn.

Với Thanh tra Bộ TT&TT, năm 2014, đơn vị này đã tiếp nhận 12 đơn kiến nghị, phản ánh, yêu cầu xử lý hành vi vi phạm về quyền tác giả, quyền liên quan trong lĩnh vực xuất bản, báo chí; đã xử phạt 4 trường hợp vi phạm với tổng số tiền phạt là 42,5 triệu đồng.

Cũng theo báo cáo của thường trực Chương trình 168, năm ngoái, lực lượng cảnh sát  kinh tế đã phát hiện 665 vụ xâm phạm quyền SHTT, sản xuất buôn bán hàng giả, tăng 105 vụ so với năm 2013). Trong đó, đã khởi tố 120 vụ/196 bị can (tăng 82 vụ/138 bị can so với năm 2013). Lực lượng cảnh sát kinh tế cũng đã phạt tiền 467 vụ, thu nộp ngân sách trên 11,7 tỷ đồng, tịch thu tiêu hủy trên 500.000 sản phẩm vi phạm các loại.

Số vụ việc về hàng giả, kém chất lượng và hàng hóa xâm phạm quyền SHTT bị cơ quan quản lý thị trường các cấp kiểm tra và xử lý trong năm 2014 lên tới 17.396 vụ. Theo thống kê, lực lượng quản lý thị trường đã xử phạt tiền với tổng số tiền phạt 57,6 tỷ đồng và xử lý hàng loạt hàng hóa vi phạm chất lượng và giả mạo SHTT.

Về kế hoạch hoạt động năm 2015, thường trực Chương trình 168 xác định rõ, một trong ba nhiệm vụ trọng tâm là phối hợp thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về SHTT. Cụ thể, sẽ xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thanh tra, kiểm tra chung giữa các lực lượng thực thi quyền SHTT đối với một số mặt hàng thiết yếu, có ảnh hưởng đến sức khỏe người dân thường bị giả mạo hoặc xâm phạm quyền SHTT; đồng thời phối kết hợp trong kiểm tra, giám sát, xử lý ngay từ khâu nhập khẩu - lưu thông hoặc sản xuất - lưu thông trên thị trường.

Cùng với việc phối hợp tổ chức tập huấn, tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho công chúng về SHTT, trong năm nay, các cơ quan thực thi quyền SHTT cũng sẽ tích cực phối hợp trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến SHTT. Cụ thể là, phối hợp xây văn bản hướng dẫn về trình tự, thủ tục xử lý tên DN vi phạm pháp luật về SHTT; đồng thời phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan trong việc xây dựng dự thảo các văn bản pháp luật như: Bộ Luật Dân sự sửa đổi, Bộ Luật hình sự sửa đổi (phần về SHTT) và hướng dẫn xử lý hình sự đối với các tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan và quyền sở hữu công nghiệp.

Sáng ngày 14/4/2015, Bộ KH&CN đã phối hợp cùng Liên minh phần mềm BSA tổ chức Tọa đàm về thực thi quyền SHTT tại Việt Nam. Tại buổi tọa đàm, đại diện các cơ quan thực thi quyền SHTT (Thanh tra các Bộ KH&CN, VHTT&DL; Cục Điều tra chống buôn lậu; Tổng cục Hải quan; Cục Cảnh sát kinh tế-Bộ Công an; Cục Quản lý thị trường; Bộ Công Thương và Tòa án Nhân dân Tối cao) cùng đại diện một số DN lớn trong và ngoài nước và các hiệp hội DN đã thảo luận về công tác thực thi quyền SHTT bằng biện pháp hành chính; thực thi quyền SHTT tại biên giới và công thực thi quyền SHTT bằng biện pháp hình sự và dân sự. Các đại biểu cũng đã tập trung thảo luận về các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thực thi quyền SHTT để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Theo Ictnews.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0