Thứ bảy, 23/11/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 12/02/2015
Chiến lược nào để Startup Việt vươn ra Đông Nam Á

Việt Nam được cho là một trong những môi trường khởi nghiệp năng động nhất Đông Nam Á, tuy nhiên số lượng startup đang hoạt động tại thị trường khu vực lại quá ít ỏi so với tiềm năng hiện có.

Các quốc gia Đông Nam Á cũng “sính ngoại”

Khi thị trường trong nước đang trở nên chật chội và vấp phải sự cạnh tranh của các doanh nghiệp khác thì mở rộng thị trường sang các nước trong khu vực là một điều cần thiết. Trong khi đó, thị trường Đông Nam Á đươc cho là thị trường hấp dẫn đối với startup công nghệ khi đây là khu vực có dân số lớn và độ tuổi trẻ.

So với các nước khác trên thế giới, các nước thuộc Đông Nam Á như Thái Lan, Philippines, Indonesia, Malaysia được cho là thích hợp nhất khi có khá nhiều điểm tương đồng với thị trường Việt Nam như: Văn hóa, cấu trúc dân số, hạ tầng công nghệ thông tin.

Anh Nguyễn Khánh Trình, Founder & CEO CleverAds cho biết: “Thị trường Đông Nam Á cũng giống như ở Việt Nam, cũng “sính ngoại”, nên khi một mô hình kinh doanh mới khả thi xuất hiện, phù hợp với bản sắc quốc gia sở tại, thì khách hàng sẵn sàng móc hầu bao ra trả tiền cho sản phẩm của bạn”

Anh Nguyễn Khánh Trình, Founder & CEO CleverAds

Ở một góc nhìn khác, khởi nghiệp đưa sản phẩm, dịch vụ của mình ra thị trường khu vực cũng là cách thay đổi những lối mòn, tìm kiếm hướng đi mới cho mô hình doanh nghiệp. “Các bạn khởi nghiệp nên thử nghiệm sản phẩm của mình bên ngoài Việt Nam, biết đâu mô hình kinh doanh của bạn không phù hợp với thị trường trong nước nhưng lại phù hợp với thị trường các quốc gia khác” Anh Đỗ Tuấn Anh, CEO Appota chia sẻ.

Vấn đề nhân sự và pháp lý cần được chú trọng.

Có rất nhiều khó khăn mà startup sẽ phải đương đầu khi mang sản phẩm, dịch vụ của mìn đến các quốc gia khác. Phần lớn những khó khăn này đều xoay quanh những vấn đề liên quan đến tài chính, nhân sự, pháp lý và tìm kiếm đối tác.

Anh Đỗ Tuấn Anh cho biết: “Startups Việt cần am hiểu môi trường pháp lý của nước sở tại, để doanh nghiệp tạo được tiền đề thuận lợi, tránh gặp phải những sai lầm liên quan đến luật pháp”. Khi tham gia vào một môi trường kinh doanh hoàn toàn mới, để có thể tồn tại và phát triển thì doanh nghiệp khởi nghiệp luôn phải nắm rõ luật chơi, điều này cón giúp startup tránh khỏi việc cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp nội địa. Do đây là vấn đề khá phức tạp nên lời khuyên dành cho khởi nghiệp Việt là cần làm việc với các công ty luật trước khi quyết định phát triển sản phẩm, dịch vụ ra bên ngoài.

CEO Đỗ Tuấn Anh tại Đại hội Startup 2015.

Bên cạnh vấn đề pháp lý, nhân sự chính là điều khiến các CEO phải đau đầu. Để có thể triển khai sản phẩm, dịch vụ một cách hoàn hảo thì con người chính là nhân tố đóng vai trò quan trọng nhất. Startup Việt cần những nhân sự bản địa am hiểu về văn hóa, con người, môi trường kinh doanh của nước sở tại để sản phẩm, dịch vụ được triển khai theo cách mà khách hàng bản địa dễ dàng đón nhận nhất.

Liệu sản phẩm có phù hợp với thị trường các quốc gia khác

Để có thể mang sản phẩm của mình đến một quốc gia cụ thể như Thái Lan, Philippines hay Indonesia thì startup cần phải tìm hiểu một cách chi tiết về môi trường kinh doanh của quốc gia đó. Đây là một việc cần phải thực hiện một cách nghiêm túc bởi điều này sẽ dẫn đến quyết định có nên đầu tư hay không.

Có rất nhiều cách để khởi nghiệp tìm kiếm mọi thông tin cần thiết về quốc gia mà mình sẽ triển khai sản phẩm. Có thể tìm hiểu qua internet các báo cáo về thị trường, nhân khẩu học hoặc tìm hiểu qua các kênh báo chí, truyền thông của nước bản địa. Ngoài ra, một cách khác đó là tham dự các event, hội nghị liên quan trực tiếp đến sản phẩm của startup và tìm hiểu thị trường bằng cách tiếp xúc, trao đổi, liên lạc với các doanh nghiệp khác của quốc gia đó. Việc này không chỉ giúp startup hiểu hơn về quốc gia, con người bản địa mà còn gia tăng cơ hội tìm kiếm đối tác và nhân sự thông qua các hoạt động “networking” của mình.

Sau khi đã có cái nhìn cơ bản về thị trường, các startup nên tham khảo thông tin về hồ sơ (portfolio) của các quỹ đầu tư đang hoạt động. Nếu xuất hiện những dự án có mô hình tương tự đã nhận được đầu tư thì khả năng rất cao mô hình đó sẽ phù hợp với thị trường bản địa.

Cuối cùng, nếu vẫn chưa thực sự chắc chắn, startup nên triển khai thử nghiệm sản phẩm, dịch vụ ở quy mô nhỏ để theo dõi và đánh giá dựa trên việc phân tích dữ liệu về hành vi của người dùng trước khi quyết định đầu tư phát triển tại thị trường một cách bài bản.

Theo Ictnews.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0