Trên diễn đàn otofun, một thành viên có nickname tongia bình luận: "Số tiền không lớn, nhưng dùng hình Quân đội (mạng viễn thông Viettel - PV) để gây ra sự tức giận của nhiều người. Cần xử nặng những trò này, để cân nhắc trước khi phạm tội".
Một thành viên của nickname lyhuong cũng tỏ ra bức xúc: "Cái đấy hình như chủ tài khoản chót bấm vào gì đó nên bị, vào facebook nào nhìn thấy có dòng đấy em bực lắm. Có khi chính người bị nhiễm không biết".
Nặng nề hơn, một độc giả có nick name alexdao trên diễn đàn đàn otofun comment: “Cho đi cải tạo, cho đỡ lừa dân hại nước”. Một độc giả khác có nick name khanh-khue124 trên diễn đàn webtretho cũng có chung nỗi bức xúc tương tự: “Mấy thằng lừa đảo này phải bắt nó trị thiệt nặng chứ ko phạt vài bữa rồi nó lại ra mần ăn tiếp”
Một độc giả khác cũng bày tỏ ý kiến: "Cuối cùng thì cũng bắt được" là câu mà nhiều người chia sẻ khi biết tin này vào chiều 8.1. Với những người là nạn nhân của chiêu thức này thì chuyện mong mỏi sớm bắt được kẻ lừa đảo là đương nhiên. Còn những người chưa bị lừa, họ cũng quá mệt mỏi, phiền toái với những tin lừa đảo share tự động trên Facebook của mình".
Nickname Văn Linh viết: "Cô mình từng bị mất 200.000 đồng vì những "thằng cháu" lừa đảo này đây. Cần phải xoá triệt để nạn lừa đảo này bởi dù là chiêu lừa đảo cũ nhưng vẫn có nhiều người mắc lừa".
Nickname Triệu Trường Giang Le hài hước: "Đợi tin này đã lâu. Đã nói với các cháu có "ông chú ở Viettel" đừng lừa nữa rồi mà có nghe đâu. Giờ chuẩn bị vào nhà đá mà ăn tết nhé. Cháu đi càng lâu càng tốt xã hội càng sạch. Bỏ cái thói lừa đảo đi nhé cháu".
Dù vậy, nhiều ý kiến cho rằng tuy đã bắt được một số đối tượng nhưng vẫn thấy tin nhắn lừa đảo xuất hiện. Điều đó đồng nghĩa với việc vẫn còn các đối tượng sử dụng chiêu thức này chưa bị xử lý.
Một số người cũng bình luận kiểu hài hước như: sắp tới chắc lại có "cháu" của "bà cô làm ở Viettel" đó mà; hoặc dự (báo) là sắp có "ông chú làm ở VinaPhone", "ông chú làm ở MobiFone"...
Sau khi cháu của "ông chú Viettel" bị bắt, bước sang năm 2015, chiêu lừa này vẫn tái diễn, thậm chí bị biến tướng thành các tên gọi khác như “bà chị làm ở VinaPhone”, “bà cô MobiFone” khiến nhiều người lo lắng.
Phản ánh đến Báo Pháp luật Việt Nam, khách hàng tên Phạm Văn Đắc cho hay, gần đây xuất hiện một website lừa đảo có tên khuyenmaithecao.info.
Với những lời quảng cáo có cánh như: Cào 1 thẻ, nạp xong sẽ được nhà mạng tặng gấp 10 lần và đã bị lừa. Khi gọi hỏi các nhà mạng, thì được báo là không hề khuyến mãi như vậy, quý khách hảy cận thận không kẻo cũng bị lừa”.
Ngoài ra, một chiêu lừa đảo khác hay xuất hiện trên mạng xã hội đó là các tin nhắn lừa đảo có cú pháp thường xuất hiện như: “Theo thông tín mới nhất lộ ra do một bà chị mình làm ở VinaPhone là…”.
Để ngăn chặn tình trạng này, công ty BKAV khuyên người dùng nên rê chuột vào liên kết chứa trong bài và quan sát kỹ phần hiển thị dưới thanh trạng thái (status bar) phía dưới bên trái trình duyệt xem có hiển thị đúng địa chỉ chia sẻ không. Nếu hiển thị một địa chỉ trang khác thì đây là đường link giả mạo và người dùng không nên click vào.
Một cách đơn giản nhất, đó là bạn có thể ngăn không cho bất kỳ ai đăng gì lên tường của bạn. Có thể thao tác bằng cách truy cập vào Settings của Facebook theo địa chỉ https://www.facebook.com/settings, tại mục Timeline and Tagging > Who can post on your timeline, bạn nhấn vào nút Editvà sửa lại thành Only Me.
Khi đã bị đăng các thông tin lừa đảo lên tường, bạn có thể nhấn vào góc trái bức ảnh hoặc lời nhắn ngay trên tường. Bên dưới có ba tùy chọn là I don’t like this post (cho phép bạn báo cáo với Facebook ảnh này là spam, phiền toái hoặc không thú vị), Hide from Timeline (bài viết sẽ không xuất hiện trên tường của bạn) và Remove Tag (gỡ tên bạn khỏi bức ảnh).
Theo Ictnews.vn