Thứ năm, 18/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 15/12/2014
11 doanh nghiệp tham gia đấu giá VoIP quốc tế chiều về

11 doanh nghiệp đã tham gia đấu giá 30% lưu lượng quốc tế chiều về trong 2 ngày 12 và 13/12/2014. Trong đó, có rất nhiều doanh nghiệp lần đầu tiên nhảy vào lĩnh vực này.

Mục tiêu của Bộ TT&TT đưa ra hình thức đấu giá  VoIP quốc tế chiều về là muốn đưa dịch vụ VoIP quốc tế chiều về theo cơ chế thị trường.

Theo đó, các doanh nghiệp có hạ tầng là Viettel, VNPT và MobiFone sẽ phải bán đấu giá 30% tổng sản lượng VoIP quốc tế chiều về cho các doanh nghiệp nhỏ. Mức giá mà Bộ TT&TT quy định để đấu giá là 850 đồng/phút, áp dụng một mức giá sàn cho các gói sản lượng khác nhau.

Chiều ngày 12/12/2014, MobiFone được chọn là nhà đấu giá đầu tiên lưu lượng điện thoại quốc tế chiều về (VoIP quốc tế chiểu về). 3 doanh nghiệp đã trúng thầu 30% lưu lượng VoIP quốc tế chiểu về của MobiFone là FPT, VTC và Incomnet. Mức khởi điểm cho việc đấu giá này là 850 đồng/phút và doanh nghiệp nào trả mức giá cao nhất sẽ là người trúng thầu các gói VoIP quốc tế chiểu về của MobiFone.

 

11 doanh nghiepẹ đã tham gia đấu giá lưu lượng VoIP quốc tế chiều về tại trụ spr của MobiFone 

Mục tiêu của Bộ TT&TT đưa ra hình thức đấu giá VoIP quốc tế chiều về là đưa dịch vụ VoIP quốc tế chiều về theo cơ chế thị trường.

Trước đó, Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng nhận định, lĩnh vực kinh doanh điện thoại quốc tế chiều về tại Việt Nam hiện còn một số bất cập. Đáng chú ý nhất là việc kinh doanh điện thoại quốc tế chiều về vẫn đang theo mô hình hành chính bao cấp, không phải theo cơ chế thị trường. Trong đó, Nhà nước quy định giá cước kết nối và các doanh nghiệp thanh toán với nhau theo đúng giá đó, không theo cơ chế thị trường và không căn cứ theo mặt bằng khu vực, quốc tế.

Bất cập lớn thứ hai là chưa đảm bảo bình đẳng về quyền lợi cho các doanh nghiệp. Theo quy định hiện hành, mức sàn cước kết nối điện thoại quốc tế chiều về là 6 - 6,1 cent/phút (khoảng 1.300 đồng). Hai doanh nghiệp Viettel, VNPT đầu tư rất lớn về cơ sở hạ tầng, thuê bao của 2 doanh nghiệp này phát triển nhưng chỉ được hưởng khoảng 400 - 500 đồng trong tổng số 1.200 đồng đó, còn khoảng 700 - 800 đồng là các doanh nghiệp được VNPT, Viettel mở kênh kết nối sẽ hưởng. Chính vì bất cập này mà Viettel, VNPT không muốn mở mạng cho các doanh nghiệp viễn thông khác và luôn muốn hạn chế dung lượng, lưu lượng kết nối của các doanh nghiệp đó bởi càng mở ra thì càng cảm thấy bị thiệt.

"Cần có cơ chế bảo đảm sự hợp lý, bình đẳng về giá thành, tiền thu về của từng bên. Khi đó, VNPT, Viettel sẵn sàng mở mạng theo cơ chế thị trường. Mô hình kinh doanh dịch vụ điện thoại quốc tế chiều về cần phải thay đổi theo đúng cơ chế thị trường và quy luật giá trị", Thứ trưởng Lê Nam Thắng chỉ đạo.

Trước thời điểm diễn ra việc đấu giá, ông Phạm Hồng Hải, Cục trưởng Cục Viễn thông khẳng định, sẽ thu hồi giấy phép cung cấp dịch vụ VoIP quốc tế chiều về nếu phát hiện doanh nghiệp bán phá giá dịch vụ.

Danh sách 11 doanh nghiệp tham gia đấu giá:

1 – Công ty Cổ phần Viễn thông Sơn Việt

2 – Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Công nghệ Truyền thông Nam Việt

3 -  Công ty Cổ phần Truyền thông Quốc tế (Incomnet)

4 – Công ty Cổ phần Viễn thông FPT

5 – Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTC

6 – Công ty Cổ phần Hạ tầng Mạng viễn thông CMC

7 – Công ty Cổ phần Viễn thông Hà nội

8 – Công ty TNHH truyền hình cáp Saigontourist

9 – Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Hồng Quang

10 – Công ty Cổ phần Viễn thông Đông Dương Telecom

11 – Tổng công ty Viễn thông Toàn cầu

Theo Ictnews.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0