Thứ sáu, 10/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 15/10/2014
Sáng tạo giúp “cha đẻ” của Angry Bird thoát phá sản

Kinh nghiệm của hãng game Rovio, “cha đẻ” của Angry Bird, từ một doanh nghiệp sắp phá sản trở thành doanh nghiệp trăm triệu USD đã được GS.TS Wim Vanhaverbeke, chia sẻ trước thềm hội thảo quốc tế về quản trị sáng tạo sắp diễn ra tại Việt Nam.

GS.TS Wim Vanhaverbeke, một trong 50 diễn giả hàng đầu thế giới sẽ nói chuyện với doanh nhân Việt về mô hình quản trị sáng tạo thành công trên thế giới.

Trong hai ngày 16 và 17/10 tới, GS.TS Wim Vanhaverbeke, Giáo sư của trường đào tạo quản trị hàng đầu châu Âu ESADE, Top 50 diễn giả thế giới về quản trị sáng tạo sẽ sang Việt Nam làm diễn giả chính trong hội thảo quốc tế chủ đề “Mô hình quản trị sáng tạo thành công trên thế giới - Bài học cho lãnh đạo Việt Nam”. Là chương trình do Viện Quản trị kinh doanh FSB, Đại học FPT phối hợp cùng Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức tại TP.HCM và Hà Nội, hội thảo quốc tế này còn có sự góp mặt của 2 lãnh đạo cấp cao Tập đoàn FPT là PGS.TS. Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT và TS.Nguyễn Thành Nam, Phó Chủ tịch HĐQT ĐH FPT.

Tại hội thảo quốc tế sắp tới, diễn giả uy tín thế giới sẽ cùng 2 lãnh đạo cấp cao của FPT đưa ra mô hình quản trị sáng tạo phù hợp, tạo sự tăng trưởng nhảy vọt cho DN Việt Nam.

Trước thềm hội thảo, GS.TS Wim Vanhaverbeke đã chia sẻ với báo chí về công tác quản trị sáng tạo của doanh nghiệp (DN) trong thời đại công nghệ hiện nay.

Là người nghiên cứu nhiều năm về quản trị sáng tạo, xin ông cho biết vai trò của sáng tạo, đổi mới trong sự phát triển của DN?

Chúng ta sẽ nói về hãng game Rovio, cha đẻ của Angry Bird? Năm 2009, sau 6 năm thành lập, hãng game này đã tạo ra 51 game lớn nhỏ nhưng phần lớn không thành công. Rovio đứng bên bờ vực phá sản.

Tình cờ, Ban lãnh đạo Rovio nhìn thấy một bức hình có những chú chim nhiều màu sắc bên cạnh những khối màu sặc sỡ, họ nảy ra ý tưởng tuyệt vời. Họ làm việc miệt mài trong suốt 8 tháng với hàng trăm lần sửa đổi cùng với một giấc mơ về một tựa game đình đám.

Và chú chim Angry Bird đã đạt được thành công ngoài mong đợi, mang về cho Rovio 156 triệu USD doanh thu (năm 2013). Cũng nhờ Angry Bird, hãng Rovio đã thay đổi chiến lược, từ việc nỗ lực phát triển game mới chuyển sang phát triển những phiên bản mới và sản phẩm ăn theo Angry Bird.

Điều đó cho thấy, sáng tạo không chỉ mang lại sự tăng trưởng đột phá cho DN mà còn làm thay đổi chiến lược của một DN.

Vậy theo ông, DN cần làm gì để có thể có được nhiều ý tưởng sáng tạo?

Để có nhiều ý tưởng, cách đơn giản và phổ biến nhất là bạn có thể dùng “crowdsourcing”, tức là tận dụng nguồn lực của số đông bên ngoài. Bạn có thể dùng các phương tiện truyền thông, các mạng xã hội để thu hút ý tưởng của các chuyên gia tự do trong lĩnh vực bạn cần. Chẳng hạn, bạn có thể tổ chức một cuộc thi để trưng cầu những ý tưởng sáng tạo. Tuy nhiên, nếu bạn biết chắc chỉ có vài nơi trên thế giới có những nguồn lực về vấn đề bạn đang tìm kiếm thì không nên tổ chức một cuộc thi rộng khắp cho mất thời gian. Bạn chỉ cần nhắm vào đối tượng cụ thể.

Có một điều cần lưu ý là, việc có nhiều ý tưởng đã quan trọng nhưng quan trọng hơn là cần tính toán các vấn đề về chi phí, rủi ro trong việc triển khai ý tưởng. Cần tập trung vào công tác quản trị sáng tạo để phát triển sản phẩm mới trên cơ sở hiệu quả về chi phí và hạn chế rủi ro.

Có cách nào để làm tốt công tác quản trị sáng tạo nhằm tăng hiệu quả về chi phí và hạn chế rủi ro, thưa ông?

Trước những năm 90, “sáng tạo đóng” được coi là thiên đường của các DN quy mô lớn ở phương Tây. Gần đây, các DN đang chuyển dần sang chiến lược “sáng tạo mở”. Với những DN vừa và nhỏ, không có vốn mạo hiểm để hiện thực hóa những ý tưởng hay, họ cần áp dụng mô hình “sáng tạo mở” để có được sự hỗ trợ cần thiết cho việc biến ý tưởng thành sản phẩm trên thị trường.

Xin ông giải thích rõ hơn về “sáng tạo mở” và “sáng tạo đóng”?

“Sáng tạo đóng” là hình thức sáng tạo truyền thống, chủ yếu được tiến hành trong nội bộ DN. DN tự mình tiến hành các hoạt động từ nghiên cứu đến đưa sản phẩm ra thị trường.

“Sáng tạo mở” là DN chỉ đảm nhiệm một phần của quá trình sáng tạo, phần còn lại được thực hiện bởi các đối tác bên ngoài. Việc hợp tác có thể được thực hiện ở giai đoạn nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ hoặc trong giai đoạn thương mại hóa sản phẩm. Sáng tạo mở có sự phối hợp của các nguồn lực bên trong và bên ngoài nhằm thúc đẩy quá trình biến ý tưởng thành sản phẩm ra thị trường.

Vì sao các DN lại cần phải chuyển sang “sáng tạo mở”, thưa ông?

Có 3 lý do. Thứ nhất, sự phức tạp của công nghệ vượt ra ngoài phạm vi và khả năng xử lý của một DN. Để có thể sáng tạo ra một sản phẩm mới có sự kết hợp các tri thức, năng lực khác nhau của các DN, các phòng nghiên cứu…

Thứ hai là tốc độ, vô cùng quan trọng ở thời đại ngày nay. Nếu một DN tự xây dựng những năng lực công nghệ mà một DN khác hiện đã có, để tự nghiên cứu chế tạo ra sản phẩm thì có thể mất vài năm. Trong thời gian đó, rất có thể các DN khác đã kịp đưa ra nhiều sản phẩm mới khiến cho sản phẩm của bạn trở nên lỗi thời.

Lý do thứ 3 là rủi ro và chi phí. Có một số nghiên cứu rất rủi ro và đòi hỏi chi phí lớn. Sẽ là an toàn và có lợi hơn nếu nhiều DN lớn cùng phối hợp nguồn lực để thực hiện từng phần của nghiên cứu và cùng chia sẻ kết quả

Với sự phối hợp như vậy, theo ông DN cần chú ý những gì để đảm bảo khả năng thành công khi áp dụng “sáng tạo mở”?

Việc áp dụng chiến lược “sáng tạo mở” không hề dễ dàng. Trước hết, nội bộ công ty cần tổ chức tốt để đội ngũ nhân viên, quản lý có thể phối hợp một cách hiệu quả với các đối tác bên ngoài. Nếu tiến hành sáng tạo mở trên cơ sở một mạng lưới các đối tác, thì cần phải biết cách tổ chức và quản lý mạng lưới đó cho hiệu quả. Việc này rất khác so với việc quản lý DN thông thường.

Chiến lược sáng tạo mở cần phải được lồng vào và thống nhất với chiến lược tổng thể của DN. Người lãnh đạo cần phải biết DN muốn gì từ nguồn lực bên ngoài và bên trong. Cũng cần có sự ủng hộ của lãnh đạo cấp cao để thay đổi cơ cấu tổ chức trong công ty. Nếu không có được sự cam kết của lãnh đạo cấp cao thì chiến lược “sáng tạo mở” sẽ rất khó thành công.

Sáng tạo mở  là mô hình đã tạo nên sự thành công cho một số doanh nghiệp trên thế giới.

Lời khuyên của ông dành cho các DN Việt Nam là gì, thưa ông?

Ở Việt Nam, các DN vẫn quen kinh doanh dựa trên lợi thế về chi phí thấp. Nhưng trong 5 năm gần đây, chi phí nhân công của Việt Nam đã tăng lên, cao hơn các nước Thái Lan, Indonesia hay các nước mới ở Châu Phi. Vì thế các DN Việt Nam càng cần phải tăng cường đổi mới, sáng tạo để có thể sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao hơn, mang tính sáng tạo cao hơn, mang lại lợi nhuận lớn hơn. Quá trình này đã bắt đầu ở Việt Nam, nhưng còn rất chậm. Các bạn cần chuyển đổi nhanh hơn nữa chiến lược từ kinh doanh truyền thống dựa trên chi phí thấp sang kinh doanh mới dựa trên sự sáng tạo, nhằm tận dụng tốt hơn những lợi thế về kinh tế mà Việt Nam vẫn đang giữ được.

Xin cảm ơn ông!

Theo Ictnews.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0