Thứ tư, 15/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 26/02/2007
Bảo hộ quyền tác giả chương trình máy tính: Tăng tốn kém, thêm cơ hội

Để thực hiện cam kết về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT), VN vừa vất vả trong chống vi phạm, vừa cần khoản kinh phí khổng lồ để mua bản quyền. Nhưng mặt khác, đây sẽ là cơ hội nếu công nghiệp phần mềm VN biết tận dụng để phát triển.

Ngày 22.2, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 04/2007/CT-TTg. Với chỉ thị này, Chính phủ VN thể hiện cam kết mạnh mẽ các chuẩn mực về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; đồng thời cũng khẳng định bước hội nhập sâu của VN với cạnh tranh quốc tế và WTO. Tuy nhiên, đây cũng là bài toán hóc búa cho toàn bộ hệ thống hành chính VN.

Bài toán hai mặt

Trên thực tế, đây chỉ là bước cụ thể hoá những gì VN đã cam kết. Theo tinh thần Chỉ thị 04/2007/CT-TTg, Thủ tướng yêu cầu: Tất cả các bộ, ngành liên quan đều phải tuân thủ các quy định về SHTT đối với chương trình máy tính (sau đây gọi tắt là bản quyền phần mềm - BQPM); các cơ quan pháp luật phải tăng cường công tác bảo vệ quyền SHTT, xử lý những vi phạm trong công tác sử dụng, lưu hành, XNK... Đặc biệt, các bộ, ngành, địa phương phải đảm bảo bố trí dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) để thực hiện việc mua BQPM hợp pháp...

Như vậy, VN phải đồng thời thực hiện bài toán hai mặt cực kỳ nan giải là: Chống vi phạm BQPM và phép toán kinh tế với khoản kinh phí khổng lồ dành cho việc mua BQPM... Theo thống kê mới nhất của nhiều tổ chức PM thì tỉ lệ vi phạm BQPM tại VN cao nhất - nhì thế giới (hơn 90%).

Tuy nhiên, cái khó của chống vi phạm BQPM là ngoài ý thức pháp luật; hành lang pháp lý chưa chặt chẽ, hoặc chưa đủ mạnh thì có nguyên nhân từ chính các nhà sản xuất PM.

Từ lâu, nhiều quốc gia trên thế giới đã tố cáo các nhà sản xuất PM độc quyền công nghệ, đẩy giá bán BQPM lên quá cao.

Mặt khác, chính các nhà sản xuất cũng "đầu độc" bằng cách tạo kẽ hở kỹ thuật để người dùng có thể bẻ khoá và dùng trộm PM.

Theo các chuyên gia, đây thực chất là phương pháp "gây nghiện" và dần bắt người dùng lệ thuộc PM. Từ đó, bóp chết đối thủ cạnh tranh trong sản xuất, cung cấp PM tương tự và gặt hái tiền BQPM với giá cắt cổ.

Chính điều này buộc VN và nhiều quốc gia trên thế giới đối mặt với vấn đề tài chính khi mua BQPM. Hiện nay tại VN, dù không công bố, song các chuyên gia khẳng định: Bộ Tài chính, hàng loạt các ngân hàng... đã phải bỏ ra khoản tiền khổng lồ để có được bộ QBPM của Microsoft. Gần đây nhất, VMS MobiFone cũng phải bỏ ra hơn 5 tỉ đồng để có được BQPM cho khoảng 1.000 máy tính.

Theo các chuyên gia, nếu toàn bộ hệ thống hành chính tại VN mua BQPM thì đó là một núi tiền lên tới hàng trăm triệu USD. Bên cạnh đó, đối với những DN, đơn vị nhỏ thì phương án này là không thể thực hiện nổi.

Nguồn mở - con đường mở cho CNTT VN

Với bài toán hai mặt trên, vấn đề BQPM đang tạo sức ép cực lớn lên toàn bộ hệ thống hành chính của VN. Vậy đâu là con đường mở cho vấn đề BQPM tại VN?

Kiểm tra vi phạm bản quyền phần mềm tại Cty Deawoo-Hanel.

Trong một diễn đàn về hội nhập WTO, bà Tôn Nữ Thị Ninh - Phó Chủ nhiệm UB Đối ngoại Quốc hội - cho rằng: Đây là thách thức, song cũng là cơ hội cho CNTT tại VN.

Cụ thể, VN có thể học tập quốc gia khác là tạo những PM nguồn mở (NM) có khả năng thay thế những PM lệ thuộc. Điều đó giúp VN phá thế độc quyền của các nhà sản xuất PM; hoặc buộc họ phải giảm giá bán PM.

Trên thế giới, nhiều quốc gia đã mạnh tay ứng dụng PMNM trong hệ thống hành chính nhà nước. Điều đó không chỉ giúp họ tự chủ, phổ cập tin học đến người dân (bởi PMNM dùng ngôn ngữ bản địa), mà còn ép các nhà sản xuất PM bán giá phải chăng; đồng thời tạo điều kiện cho công nghiệp PM trong nước.

Liệu VN có đủ khả năng thực hiện biện pháp này? Câu trả lời là VN hoàn toàn có thể và rất cần thiết áp dụng các biện pháp đó. Trên thực tế, tại VN đã có thời kỳ phong trào xây dựng PMNM nở nộ.

Cũng đã không ít các PMNM được tạo ra có thể thay thế hoặc thay thế cơ bản những PM lệ thuộc. Thậm chí việc áp dụng PMNM còn được phê duyệt và đưa vào dự án "Ứng dụng và phát triển PMNM ở VN giai đoạn 2004 - 2008"...

Tuy nhiên, do không có sự chỉ đạo thống nhất, sản phẩm làm ra chẳng thể phổ biến; bên cạnh đó là do đã bị "gây nghiện" nên PMNM của VN đã không được triển khai và áp dụng.

Phát biểu tại diễn đàn về PMNM, Thứ trưởng Bộ KHCN Bùi Mạnh Hải từng khẳng định: Vấn đề PMNM không phải là giải pháp, công nghệ, chính sách mà vấn đề chính nằm ở việc triển khai và thực hiện".

Cùng với quan điểm này, tiến sĩ Mai Anh - Chủ tịch Hội Tin học viễn thông HN - cũng kiến nghị: Cấp độ quốc gia nên ủng hộ những PM của riêng VN. Cần đưa PMNM vào nhà trường, để thanh niên, học sinh, sinh viên làm quen với việc tự lập trình, chứ không dựa vào các công cụ có sẵn.
 
Theo số đông các chuyên gia: Cùng với việc VN hoàn toàn có thể xây dựng những PM cho riêng mình, việc phát triển PMNM còn giúp VN vừa tránh những vi phạm ngoài ý muốn, đặc biệt còn tạo điều kiện cho công nghiệp PM tại VN phát triển. 

Theo tính toán, nếu phát triển PMNM cho riêng mình thì mỗi năm, VN có thể tạo thêm 3.000 việc làm mới trong ngành CNTT; tăng doanh thu của ngành này thêm 750 triệu USD...

Các chuyên gia kiến nghị: VN cần phát triển PMNM để vừa thực hiện cam kết quốc tế, phù hợp với quy luật hội nhập, cạnh tranh; vừa giúp VN tự chủ về các chương trình PM; đặc biệt là giảm thiểu gánh nặng tiền BQPM và thúc đẩy công nghiệp PM trong nước phát triển.

Hiện tại VN có những PMNM và ứng dụng thay thế:

1/ Hệ điều hành nguồn mở có Vietkey Linux, CMC Linux, Hacao Linux... (thay thế hệ điều hành Windows).

2/ Bộ ứng dụng văn phòng mở có Open Office (thay thế Microsoft Office).

3/ Ứng dụng thay thế khác có Unikey (thay Vietkey), 7-zip (thay Winzip), Mozilla FireFox và Mozilla FireFox ThunderBird (thay thế Internet Explorer và Outlook Express), Gimpshop (thay thế Photoshop), Gaim (thay thế Yahoo Massenger)...

Theo Lao động

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0