Thứ ba, 26/11/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 07/07/2014
Vị trí của Việt Nam trong Chung kết Lập trình Sinh viên Quốc tế ACM/ICPC 2014

2 đội tuyển vượt qua vòng loại có mặt trong chung kết ACM/ICPC toàn cầu 2014 nhưng Việt Nam chỉ 1 đội được xếp hạng 45 trong 122 đội truyển tham dự vòng Chung kết. Thành tích được ghi nhận cho đội tuyển Runes of Champion - Đại học FPT.

2 đội tuyển Việt Nam tại Chung kết ACM/ICPC tại Ekaterinburg

Năm 2014 Việt Nam có 2 đại diện được tham gia vòng chung kết toàn cầu là Đội tuyển Runes of Chapion của Trường Đại học FPT và HCMUS – Accepters từ Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐH Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. Để đến với vòng Chung kết ACM/ICPC toàn cầu năm 2014 có tới 32.040 sinh viên từ 2.286 trường đại học của 94 quốc gia qua 300 vòng loại khu vực (trong tổng số 300.000 sinh viên tham dự các vòng thi đấu ACM/ICPC khác nhau cấp quốc gia). Từ kết quả thi đấu các vòng loại khu vực chọn ra được 122 đội truyển (của các trường khác nhau) tham dự vòng Chung kết ACM/ICPC toàn cầu tổ chức tại Tp Ekaterinburg (Nga) từ 22-26/6/2014. Đây là kỳ thi lập trình uy tín quy mô lớn nhất và uy tín nhất về kỹ năng lập trình và thuật toán với 38 năm bề dày lịch sử.

Trận Chung kết diễn ra trong sáng 25/6/2014 được tường thuật online (qua bảng điểm và online hình ảnh trên trang ACM/ICPC toàn cầu). Mỗi đội tuyển gồm 3 sinh viên chỉ sử dụng 1 máy tính làm bài liên tục trong 5 tiếng, nộp kết quả online, nếu đúng được 1 điểm, sai làm lại lần sau nộp đúng trừ 20 phút điểm. Đội nào làm nhiều bài nhất với ít giờ nhất sẽ Vô địch. Chung kết toàn cầu dùng một hệ thống thi online chung (PC^2), hệ thống sẽ dừng online kết quả 1 tiếng trước khi hết giờ và kết quả chung cuộc công bố trong lễ Trao giải kỳ thi. Năm nay trong 5 tiếng chung kết các đội tuyển phải giải quyết 12 vấn đề của công nghệ với các dạng thuật toán khác nhau được lập trình bằng ngôn ngữ C++ và Java.

Trong 122 đội tuyển vào Chung kết, từ vòng loại Châu Á góp 42 đội tuyển, Châu Âu - 33, Bắc Mỹ - 21, Nam Mỹ -17,  Châu Phi - 7 và Châu Đại dương - 2 (theo tỉ lệ sinh viên/trường tham gia). Hiện diện trong vòng Chung kết là các Trường Đại học đào tạo CNTT hàng đầu thế giới như MIT, Stanford, Moscow Stat University, ĐH Thanh Hoa, ĐH Warsaw ... nhiều sinh viên Việt Nam cũng có mặt trong đội tuyển các trường này tại Chung kết năm nay như Nguyễn Vương Linh (Huy chương Vàng IOI 2011) trong đội tuyển MIT, Phạm Huy Hiếu (Huy chương bạc IMO 2009) trong đội Stanford và Cao Lưu Quang trong đội NUS. Điểm đặc biệt là hầu hết các thí sinh tham gia Chung kết toàn càu ACM/ICPC đều có hạng đáng nể trong bảng xếp hạng lập trình toàn cầu trên TopCoder trong đó Việt Nam có 2 hạng đỏ trong top 200 là Nguyễn Vương Linh và Lăng Trung Hiếu (đội ĐH FPT), cùng chứng chỉ thi ACM/ICPC đây cũng là thứ hạng trong lựa chọn để tăng cường nguồn lực cho các công ty công nghệ toàn cầu như FaceBoook, Google, Microsoft và IBM.

12 vấn đề công nghệ khác nhau về giải thuật trong Chung kết toàn cầu phải giải quyết trong 5 tiếng là thách thức với 122 đội tuyển đã từng ít nhất giải được 5-10 bài qua nhiều vòng loại quốc gia và khu vực. Một chuyên gia (đã từng tham gia Chung kết toàn cầu) cho biết: “đề năm nay ít bài thuộc loại dễ so với các năm trước, nhiều bài và đòi hỏi độ phức tạp cao nên kết quả không tốt, chỉ có 2 đội Nga giải được 7/12 bài (so với 8-10 bài trong các Chung kết gần đây), có tới 4/12 bài không đội nào giải được trong đó có 1 bài chỉ được nộp thử đúng 1 lần. Các dạng bài trong Chung kết đều đã được bàn luận trên mạng tuy không thuộc dạng cực khó, nhưng để làm được cũng cần phải luyện qua dạng giải thuật. Tuy có 2 bài thuộc dạng dễ, khá quen thuộc nhưng có tới 20/122 đội tuyển không giải được một bài nào”.

 

Đại học Tổng hợp QG St. Petersburg Vô đich ACM/ICPC 2014

Ngay đầu trận Chung kết đã thấy ưu thế các đội tuyển Nga đặc biệt từ hai trường Tổng hợp lừng danh MoscowSt. Petersburg và họ dẫn dắt trận Chung kết đến phút cuối. Đội MGU luôn dẫn đầu bảng ranking cho đến phút thứ 240 với 6 bài (1 tiếng trước khi kết thúc) bám đuổi là St. Petersburg nhưng chỉ có 5 bài vào lúc tắt hiển thị kết quả online. Tiếp theo đáng nể là 3 trường Châu Á là Đại học Pekin, Đại học Tokyo và Đại học QG Đài Loan, một số trường không duy trì phong độ như Đại học Warsaw, Giao thông Thượng hải và Đại học Thanh Hoa. Chung cuộc trong tiếng cuối cùng Đại học Tổng hợp St. Petersburg nộp 3 bài và giải được 2 bài có 7 điểm, Đội Moscow nộp 6 lần 1 bài và chỉ thêm 1 điểm cùng có 7 điểm. Kịch tính, tính điểm thời gian thì ĐH Tổng hợp St. Petersburg có 7 điểm với 1359 phút vượt Moscow cũng 7 điểm  nhưng 1398 phút và chỉ gần 40 phút hơn (2 lần nộp trừ thời gian) họ đã cướp ngôi Vô địch của Tổng hợp Moscow một cách ngoạn mục và đầy kịch tính. 2 Cup Vàng tiếp theo được trao cho ĐH Pekin và ĐH QG Đài Loan cùng có 6 điểm. 4 CUP bạc thuộc về ĐH Giao thông Thượng hải, TH Warsaw, ĐH Tokyo và ĐH Zagreb với 5 điểm. Trường Vô địch 2012 St. Petersburg IT, Mechanics and Optics tụt hạng chỉ đoạt CUP đồng.

Thi đấu tại đấu trường trí tuệ đỉnh cao, chưa kỳ vọng lên ngôi vị Top 12 có giải, mục tiêu của các đội Việt Nam vươn tới hạng Top 30 vẫn chưa đạt được, hạng cao nhất trước đây của Việt Nam là đội tuyển Chicken ĐH Công nghệ ĐHQG Hà Nội lập tại Chung kết Tokyo 2007 là hạng 44/88.

Runes of Champion, Đại học FPT – hạng 45/122

Trong suốt quá trình tham gia thi đấu chung kết, hai đội tuyển của Việt Nam đã nỗ lực hết sức để không thua kém các đối thủ đẳng cấp hơn, dày dạn kinh nghiệm hơn. Đội tuyển Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Tp.HCM đã nỗ lực nộp bài giải 10 lần cho 2 bài, tuy nhiên vào ngày kém may mắn đều không mang lại thành công và đành ghi tên mình trong danh sách 20 đội không giải được bài nào. Điểm sáng choViệt Nam trong cuộc thi lập trình hàng đầu của thế giới là đội tuyển lần đầu tiên tham dự vòng chung kết toàn cầu – Đội tuyển ĐH FPT – đã giải được 2 bài với tổng số 9 lần nộp, các bạn ĐH FPT đã không thành công khi 3 lần nộp cho 2 bài cũng không có kết quả để vươn hạng. Đề thi khó và cạnh tranh với các tên tuổi hàng đầu là đặc trưng của Chung kết ACM/ICPC vì vậy chỉ cần 3 điểm/bài là chắc đã có hạng 19 thật tiếc cho Đại học FPT.

 

HCMUS Accepters, Đại học KHTN - ĐHQG Tp HCM tại WF ACM/ICPC

Tiêu chí ra đề của Ban giám khảo ACM/ICPC là có ít nhất số đội tuyển không giải được bài nào và đạt mục tiêu có 1 bài không đội nào giải được. Chung kết toàn cầu 2014, Ban giám khảo đã không thật thành công cho bộ đề thi với kết quả chung cuộc có tới 20 trường không giải được bài nào trong đó có tên ĐH Tổng hợp QG Tôn Dật Tiên (Quảng Châu), Đại học Maryland, ĐH Công nghệ Delhi; có tới 23 trường chỉ có 1 điểm/bài trong đó có các tên tuổi lừng danh như ĐH Zheijiang (Vô địch toàn cầu 2011), Carnegie Mellon University - CMU, ĐH Chicago. Cùng hạng 45 với 2 bài như Đại học FPT còn có các trường hàng đầu như: Stanford, University of Cambridge, Moscow Institute of Physics & Technology, Tokyo Institute of Technology, University of Toronto. Ở hạng 19, 2 đội có sinh viên Việt Nam trong đội hình giải được 3 bài đó là MIT và NUS.

Trong Đông Nam Á, ĐH Quốc gia Singaporre – 3 bài hạng 19, kế đó ĐH FPT với 2 bài hạng 45, 2 đội Indonesia cùng 1 bài (cùng lúc) hạng 80 và ĐH KHTN Tp HCM ở nhóm chốt bảng. Điều đặc biệt, tuy tại kỳ thi IOI cho học sinh phổ thông các nước Thái Lan, Malaisia cũng khá ngang ngửa với học sinh Việt Nam nhưng họ chưa từng có đội tuyển sinh viên đại học được lọt vào chung kết toàn cầu ACM/ICPC.              

Ông Nguyễn Long Giám đốc ACM/ICPC Vietnam chia sẻ về kết quả của các đại diện Việt Nam: “Các vấn đề công nghệ trong Chung kết toàn cầu 2014 rất khó, vượt tầm các sinh viên CNTT Việt Nam khi tìm kiếm giải thuật và làm bài. Tuy nhiên ĐH FPT lần đầu tiên có mặt tham dự vòng chung kết toàn cầu đã  khẳng định được mình khi giải được 2/12 bài của cuộc thi. Kết quả chưa được cao như quyết tâm của Runes of Champion, tuy nhiên với thứ hạng 45 cùng với ĐH Stanford, ĐH Chicago (Mỹ), ĐH Cambridge (Anh), đứng trên ĐH Carnegie Mellon (Mỹ), ĐH Zeijiang (TQ)  là động viên đáng giá với các sinh viên đang theo đuổi đam mê CNTT Việt Nam, hy vọngtrong một tương lai gần khi ngành CNTT nước nhà đuổi kịp với trình độ thế giới Việt Nam dần sẽ có hạng 30, 20 và tiến tới đạt Top 12 đoạt giải cao danh giá của cuộc thi trí tuệ CNTT khắc nghiệt nhất thế giới này.”

Có thể nói, với việc liên tục từ 2006 Việt Nam luôn có mặt trong Chung kết toàn cầu ACM/ICPC, kết quả tại vòng Chung kết ACM/ICPC toàn cầu 2014 lần này, với đội tuyển sinh viên ĐH FPT nói riêng và sinh viên CNTT đại diện Việt Nam tham dự chung kết toàn cầu nói chung có quyền hy vọng vào những bước cải thiện thứ hạng mạnh mẽ, rõ ràng và sắc nét hơn trong những năm sau. Hy vọng tới lần thứ 10 tham dự Việt Nam sẽ ở Top 20 và sẵn sàng tham gia trong Top 12 đoạt giải của Chung kết toàn cầu ACM/ICPC.

Chung kết toàn cầu ACM/ICPC năm 2015 sẽ tổ chức tại thành phố Marrakesh, Morocco. Việt Nam và Châu Á sẽ khởi động vonmgf loại Quốc gia và khu vực từ tháng 10/2014. Kỳ thi Olypc Tin học sinh viên và Kỳ thi ACM/ICPC Tp Hồ Chí Minh sẽ diễn ra vào cuối tháng 10/2014 tại Đại học Công nghiệp Hà Nội, chi tiết trên www.OLP.vn .

ACM/ICPC Vietnam

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0