Chủ nhật, 24/11/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 03/07/2014
Thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam và hướng đi cho Startup

Thương mại điện tử đang phát triển nhanh cả về chất và lượng trong thời gian gần đây, theo dự đoán, thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam sẽ đạt giá trị khoảng 1 tỷ USD vào năm 2016

Tại hội nghị Vietnam E-commerce Insights 2014 độ Google Business Group Hồ Chí Minh tổ chức ngày 28/06 vừa qua, các chuyên gia đã có những nhận định về bức tranh thương mại điện tử tại Việt Nam và hướng đi cho các doanh nghiệp, startup trong ngành.

Bối cảnh

Theo báo cáo năm 2012 của VNNIC, Việt Nam hiện nay có khoảng hơn 31 triệu người sử dụng internet, con số hiện tại chắc chắn còn cao hơn nhiều. Ngoài ra, số thời gian sử dụng internet trung bình hàng ngày của người Việt Nam rất cao, 4,5 giờ đối với máy tính và 1,5 giờ đối với các thiết bị di động. Cao hơn một số quốc gia như Trung Quốc, Hong Kong, Nhật Bản.

Thời gian sử dụng internet hàng ngày

Những con số đã cho thấy sự phát triển rất nhanh của internet tại Việt Nam. Người dân đã sử dụng internet hàng ngày tại gia đình, cơ quan và tại mọi nơi với các thiết bị di động có kết nối WiFi, 3G. Đây chính là điều kiện rất tốt để thương mại điện tử có thể phát triển bùng nổ trong thời gian tới cũng như sự gia tăng của các doanh nghiệp và hình thức thương mại điện tử.

Những thuận lợi

Nhu cầu tìm kiếm sản phẩm trên internet của người dùng tại Việt Nam đã tăng rất nhanh, khoảng 4,5 lần từ năm 2009 đến 2014. Ngoài ra, người dùng bắt đầu có thói quen tìm kiếm sản phẩm mình thích ở mọi nơi khi số lượt tìm kiếm từ thiết bị di động vào các trang thương mại điện tử chiếm tới 40 %.

Nhu cầu tìm kiếm sản phẩm trên internet lớn

Những khó khăn:

Vấn đề đầu tiên vẫn là tâm lý của người mua, do đã quen với việc đến các cửa hàng để mua đồ nên chưa thể chuyển hoàn toàn sang việc mua sắm trên internet, hơn nữa phần lớn người dùng chưa tin tưởng vào môi trường internet khi có rất nhiều trường hợp lửa đảo, bán hàng không đúng cam kết, hàng kém chất lượng. Thế nên cho dù nhu cầu tìm kiếm sản phẩm có tăng cao nhưng phần lớn người dùng chỉ coi đó là phương tiện để tham khảo sản phẩm.

Ngoài vấn đề tâm lý thì những yếu tố khác như hạ tầng kỹ thuật, bảo mật, vận chuyển, thanh toán chưa linh hoạt cũng góp phần làm cản trở sự phát triển của thương mại điện tử.

Một vấn đề khác được đề cập đến là việc các doanh nghiệp thương mại điện tử sẽ khó thu hút được vốn đầu tư do chi phí để phát triển thương mại rất lớn trong khi rủi ro cao. Nếu không có nguồn vốn ổn định dài hạn sẽ rất khó để phát triển.

Hướng đi cho Startup thương mại điện tử

Xây dựng website thương mại điện tử với trải nghiệm tốt nhất cho người dùng và tập trung vào những tiêu chí sau: tạo ấn tượng đầu tiên cho khách hàng, tốc độ tải, nội dung chặt chẽ, tính thuyết phục cao, thiết kế hợp lý, hình ảnh và văn bản rõ ràng, tối ưu tối đa quá trình mua hàng và thanh toán, tối ưu hóa website trên thiết bị di động

Tìm kiếm khách hàng tiềm năng: Thông qua các bộ máy tím kiếm và công cụ hỗ trợ để giải đáp cho những vấn đề như sản phẩm, thương hiệu nào đang được quan tâm, phản ứng của người dùng sau mỗi chiến dịch quảng cáo, tìm hiểu về các đối thủ  v.v..

Công cụ Google Trends

Quảng bá doanh nghiệp: Nên chọn những kênh có số lượng người dùng lớn như Google, Facebook và cố gắng hướng quảng cáo có nội dung phù hợp hướng đến những đối tượng khách hàng thích hợp nhất.

Thường xuyên đo lường hiệu quả: Những vấn đề cần được đưa ra để đo đạc và đánh giá đó là hành vi của người dùng khi truy cập vào website, khi mua hàng, các tỷ lệ chuyển đổi CTR, CR qua mỗi chiến dịch quảng cáo

Theo Ictnews.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0