Thứ bảy, 11/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 26/06/2014
Chuyên gia nói gì về thuê ngoài dịch vụ CNTT?

Thời gian qua thuê ngoài dịch vụ CNTT được nhiều cơ quan nhà nước (CQNN) và nhận được nhiều ý kiến. Nhiều chuyên gia, doanh nghiệp CNTT đề xuất các CQNN nên thuê dịch vụ của các DN thay vì đổ tiền vào đầu tư xây dựng các hệ thống ứng dụng CNTT.

Ảnh: outsourceportfolio.com

Tại Hội nghị giám đốc CNTT các CQNN vừa qua, Cục trưởng Cục CNTT, Bộ Giáo dục và Đào tạo Quách Tuấn Ngọc cảnh báo hậu quả có thể xảy ra khi các CQNN thuê dịch vụ CNTT của các DNvới hình ảnh ví von kiểu “ô sin” tiếm quyền “bà chủ”.

Cục trưởng Quách Tuấn Ngọc cho biết Bộ TT&TT cần làm rõ vấn đề ai sẽ sở hữu dữ liệu của các CQNN khi các CQNN thuê dịch vụ CNTT của doanh nghiệp. Việc thuê dịch vụ CNTT cũng giống như mình đem tiền của mình đưa cho ô sin để ô sin cất vào két của ô sin, rất dễ mất hết tiền. Thuê máy móc thì vô tư nhưng đưa dữ liệu, trí tuệ, não bộ của mình cho người khác giữ thì có thể sẽ phản tác dụng. Các CQNN chỉ nên thuê dịch vụ CNTT với điều kiện chỉ riêng mình được khai thác các dữ liệu trên hệ thống CNTT”.

Bên cạnh vấn đề xác định chủ sở hữu dữ liệu khi thuê dịch vụ CNTT, Cục trưởng Quách Tuấn Ngọc cũng cho rằng làm theo cách này các doanh nghiệp sẽ chủ động trực tiếp làm việc với các Vụ, Cục theo kiểu “nối tắt cầu chì - không cần chạy qua cầu chì”. Lúc đó, các đơn vị chuyên trách CNTT của Bộ, ngành bỗng nhiên trở thành không có vai trò.

Cục trưởng Quách Tuấn Ngọc cho biết thực tế đã có 2 đơn vị triển khai thuê dịch vụ CNTT là Văn phòng Chính phủ (thuê dịch vụ CNTT của Viettel) và Văn phòng Quốc hội (thuê dịch vụ CNTT của VNPT) nhưng theo cơ chế chỉ định thầu. Nếu áp dụng cơ chế thuê dịch vụ tại các CQNN thì phải theo cơ chế đấu thầu chứ không thể bắt “ăn đúng một cửa hàng ngày này qua ngày khác”.

Trước ý kiến này, ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT cho biết: “Trong bối cảnh ngân sách Nhà nước hạn hẹp, nhiều dự án CNTT bị dừng triển khai vì không bố trí được vốn, nhiều người cổ vũ phương thức thuê dịch vụ CNTT, theo đó, các DN sẵn sàng đầu tư trước các hệ thống CNTT, Bộ ngành trả tiền sau khi sử dụng. Tuy nhiên, khó khăn là từ trước tới giờ rất ít cơ quan làm theo cách này. Vì vậy, dù không có văn bản pháp luật nào cấm CQNN thuê dịch vụ CNTT của các DN nhưng trên thực tế, các đơn vị phụ trách kế hoạch tài chính của các Bộ, ngành vẫn không quen nên không đồng ý cho thuê dịch vụ CNTT”.

Ông Nguyễn Thành Phúc cho biết thêm, trong dự thảo Nghị định về dịch vụ CNTT, Bộ TT&TT đã đề xuất 3 vấn đề liên quan tới câu chuyện thuê dịch vụ CNTT gồm: Các CQNN phải ưu tiên sử dụng dịch vụ CNTT thay vì đầu tư xây dựng các hệ thống CNTT bằng vốn ngân sách; Về nguyên tắc, sử dụng dịch vụ CNTT, cần tính phương án để tránh chuyện DN cung cấp dịch vụ CNTT sẽ can thiệp, làm chủ dữ liệu còn Bộ, ngành sẽ mất quyền sở hữu dữ liệu; Về kinh phí cho sử dụng dịch vụ CNTT, đề xuất lấy kinh phí từ nguồn chi thường xuyên nhưng không tự chủ chứ không theo phương thức khoán chi.

Ông James SL Young, Giám đốc các chương trình công Đông Nam Á của Cisco cho hay trên thực tế vấn đề giữa thuê ngoài và thuê trong không có câu trả lời chính xác và đúng cho mọi trường hợp mà phụ thuộc vào từng chính phủ, mức độ yên tâm của chính phủ sử dụng mô hình thuê ngoài.

Lý do thư hai, ông James SL Young cho rằng là phụ thuộc vào hoàn cảnh (tình trạng của nhà cung cấ dịch vụ, cơ sở pháp lý, khả năng của các nhà cung cấp dịch vụ). Theo thống kê hầu hết Chính phủ yên tâm với nội lực bên trong (insource) hơn là thuê ngoài (outsource). Nhưng những vấn đề của insource và lợi ích của outsource cộng thêm những công nghệ và phương pháp mới mà khi chúng ta giao cả datacenter cũng như dữ liệu chạy qua nhà cung cấp dịch vụ outsource cộng thêm các mã hóa an ninh… thì chúng ta vẫn gần như sử dụng hạ tầng như chính chúng ta sở hữu, chính chính phủ sở hữu do đó chúng ta thấy một xu hướng một số chính phủ outsource một phần kèm theo các điều kiện rất ngặt nghèo cho các nhà cung cấp bên ngoài.

Ông James SL Young cho biết thêm có tìm hiểu dự án DSN Public Network của chính phủ Anh. Ở Anh lúc đầu cũng giống như xuất phát của các nước là mỗi Bộ có một mạng. Bài toán đầu tư và vận hành, phức tạp trong đó ngày càng lớn hơn và họ quay lại thuê ngoài. Họ thuê ngoài một tập hợp nhiều nhà dịch vụ khác nhau theo các cam kết tiêu chuẩn dịch vụ (SoA) ngặt nghèo của chính phủ. Trong đó họ đặt ra các điều kiện rất chi tiết do Chính phủ đặt ra mà nhà cung cấp dịch vụ phải theo nếu muốn cung cấp dịch vụ cho chính phủ, chứ không phải nhà cung cấp dịch vụ có gì thì chính phủ phải dùng như vậy. Ví dụ, nếu chính phủ muốn đặt datacenter ở vị trí A và B thì họ phải theo cùng với các tiêu chuẩn an ninh đi kèm và họ tập hợp các nhà cung cấp dịch vụ và họ chọn chứ không phải đi dùng dịch vụ có sẵn trên thị trường. Vì vậy, chính phủ Anh đã giải quyết được bài toán thuê ngoài nhưng vấn đảm bảo điều mình mong muốn.

Theo Ictpress.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0