Thứ bảy, 11/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 19/05/2014
Luật trung lập Internet mới gây nhiều tranh cãi

Bất chấp phản đối và kiến nghị từ những ông lớn công nghệ như Google, Microsoft, Amazon và Firefox; chính quyền Mỹ vẫn quyết tâm hiện thực hóa luật trung lập Internet (Net Neutrality) thông qua những điều khoản mới đầy tranh cãi.

Ảnh minh họa: Wall Street Journal

Theo trang tin công nghệ Softpedia, bất chấp những phản đối bằng văn bản từ khoảng 150 doanh nghiệp công nghệ, bao gồm những cái tên lớn như Google, Microsoft, Amazon và Firefox; Ủy ban Truyền thông Liên bang Hoa Kỳ (Federal Communication Commission – FCC) vẫn tiếp tục đẩy mạnh quá trình hiện thực hóa bộ luật trung lập Internet (Net Neutrality), dựa trên nội dung của một số điều khoản mới.

Cách đây ít ngày, FCC đã bỏ phiếu thuận với tỉ lệ 3-2 để tiếp tục tiến trình hiện thực hóa dự luật mang nội dung về luật trung lập Internet. Và trong vòng 120 ngày tiếp theo đó, các bên tham gia có thể tiếp tục đưa ra ý kiến hay phản đối (nếu có) về nội dung bản dự luật.

Về mặt nội dung cơ bản, theo giải thích của báo New York Times, bản dự luật bắt buộc các nhà cung cấp dịch vụ tín hiệu Internet (như Comcast hay Verizon tại thị trường Mỹ) phải đảm bảo một đường truyền dẫn tốc độ cao cho người dùng cuối, đồng thời cho phép chính các nhà cung cấp này thu tiền của những đơn vị cung cấp nội dung (chẳng hạn dịch vụ xem phim trực tuyến Netflix) để đảm bảo một đường truyền "siêu nhanh" cho những công ty này, điều được Wall Street Journal gọi bằng thuật ngữ "trả tiền để được ưu tiên" (paid prioritization). Điều này hoàn toàn hợp pháp, miễn là các điều khoản của hợp đồng dạng này được xem là "hợp lý về mặt tài chính" đối với mọi doanh nghiệp cung cấp nội dung trên Internet. Và việc thế nào là "hợp lý về mặt tài chính" sẽ được quyết định bởi chính FCC, theo từng trường hợp.

Lý lẽ của phe phản đối đối với dự luật là việc ưu tiên đường truyền cho một số công ty cung cấp nội dung Internet sẽ dẫn đến hậu quả là sự "phân biệt đối xử không thể tránh khỏi" cho những doanh nghiệp khác, hay nói đúng hơn, những khách hàng khác.

Khái niệm về một bộ luật trung lập Internet là một phần chủ chốt trong chiến dịch tranh cử của Tổng thống đương nhiệm Mỹ Barack Obama hồi năm 2008. Vẫn theo Wall Street Journal, nếu được thông qua, bản dự luật của FCC sẽ đem lại chiến thắng cho các nhà cung cấp Internet (ISP), khi vừa có thể thu lời từ người dùng cuối lẫn khách hàng doanh nghiệp. Những công ty như Google hay Netflix, vốn đã và đang cung cấp dịch vụ video và hội thoại trực tuyến – vốn dựa trên đường truyền Internet băng rộng – có thể sử dụng tiềm lực tài chính dồi dào của mình nhằm đảm bảo đường truyền của họ đến người dùng sẽ không bao giờ bị gián đoạn.

Mặt khác, những công ty khởi nghiệp (start-up) và những doanh nghiệp nhỏ, vốn không có đủ năng lực tài chính để trả cho những "đường truyền ưu tiên" như thế sẽ là đối tượng chịu thiệt hại nhiều nhất của bản dự luật mà FCC đang muốn thúc đẩy, và khi điều này xảy ra, khái niệm "trung lập Internet", vốn nhấn mạnh đến tính bình đẳng trong việc tiếp cận tài nguyên Internet của người dùng cuối, lại trở thành phân biệt đối xử với những khách hàng doanh nghiệp không đủ khả năng tài chính để mua một "cõi riêng" trên đường truyền của các ISP.

Theo Tuoitre.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0