Chủ nhật, 12/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 22/02/2007
Chat không chỉ là 'buôn dưa lê' qua mạng

Tiếng gõ bàn phím lạch cạnh và ánh sáng hắt ra từ màn hình máy tính của chồng khiến Thủy tỉnh giấc. Cô nhìn đồng hồ, đã 1h45 nhưng anh vẫn miệt mài bên cửa sổ chat. Biết chồng đang làm việc, Thủy nén tiếng thở dài và cố ru mình vào giấc ngủ.

Lấy chồng được 6 tháng rồi mà Thủy vẫn chưa thể quen được nếp sinh hoạt "thức khuya, dậy muộn" của chồng. Hồi yêu nhau, cô nhân viên PR (quan hệ cộng đồng) này cũng biết anh có một số đối tác làm ăn bên Mỹ và thường phải liên lạc với họ qua MSN Messenger về đêm do lệch múi giờ nhưng cô không để tâm lắm. "Có những hôm ngủ rồi mà người ta còn nhắn tin vào điện thoại di động nhắc anh ấy online", Thủy kể. "Vì công việc, mình không nỡ trách nhưng cũng buồn lắm vì hai vợ chồng đi làm cả ngày mà tối về anh vẫn phải dành thời gian cho những đối tác cách xa cả trăm nghìn cây số".

Những người như chồng Thủy không còn hiếm trong thế giới kết nối của điện thoại di động, Internet và tin nhắn nhanh. Lê Phan Anh, kỹ sư phần mềm tại một công ty tin học có tiếng ở Hà Nội, quen một Việt kiều sống tại Canada qua diễn đàn Trái tim Việt Nam mới được 2 năm nhưng đã thực hiện gần 10 hợp đồng xây dựng website cho người này. "Tôi gần như làm việc cả ngày lẫn đêm. Mọi thông tin cần thiết đều được chúng tôi thảo luận qua Yahoo Messenger. Tôi chỉ phải gọi điện ra nước ngoài trong trường hợp bất khả kháng, như khi diễn ra sự cố đứt cáp Internet ở Đài Loan vừa qua", Phan Anh nói. "Đối tác của tôi cũng luôn thanh toán đúng hẹn qua dịch vụ Western Union bởi ông ta hiểu tôi có thể phá sập website nếu thấy có những biểu hiện không rõ ràng".

Thậm chí một số ông chủ còn khá thoáng khi đồng ý cho nhân viên báo cáo tiến độ qua chat chứ không cần đến "điểm danh" tại công ty. Việc quản thúc giờ giấc chỉ được áp dụng đối với những ai không đảm bảo được chất lượng công việc. Lê Hà may mắn có được một "sếp" như vậy. Trong khi nhiều người đang chật vật lách khỏi dòng xe cộ đông nghẹt cho kịp giờ làm, anh ung dung rẽ vào một điểm truy cập Wi-Fi, mở Yahoo Messenger để báo cáo "I’m available" (Tôi đã có mặt), nhận lệnh mới, tranh thủ thưởng thức tách cafe nóng trước khi lên đường thực hiện nhiệm vụ của một nhân viên chuyên đi ký kết hợp đồng quảng cáo.

Còn Hương, biên dịch viên của một website điện tử, lại ở hoàn cảnh khác. Là dâu trưởng, lại sắp sinh cháu trai nên mẹ chồng kiên quyết bắt cô ở nhà tuy mới mang bầu hơn 7 tháng. Hương đành xin phép cấp trên cho "tác nghiệp" tại gia. Hàng ngày cô dịch và gửi file qua Yahoo Messenger cho sếp và sếp cô cũng góp ý luôn qua chat. Nhờ vậy, cuộc sống của Hương không bị xáo trộn nhiều bởi ngay cả hồi đi làm, cô và sếp vẫn thường bàn bạc bằng tin nhắn nhanh chứ ít khi nói chuyện trực tiếp.

Sự phổ biến của dịch vụ tin nhắn IM qua mạng không chỉ hấp dẫn giới trẻ mà ngay cả đối với những người lớn tuổi và ở vị trí công việc có vẻ "nghiêm nghị" nhất cũng bị cuốn theo vòng xoáy công nghệ. Đã ngoài 50 tuổi, lại mang chức danh phó tổng giám đốc một doanh nghiệp nội dung số, không mấy khi ông Bùi Thành Danh quan tâm đến việc "chat chít" bởi ông có quá nhiều việc khác phải lo lắng. Nhưng rồi trong những buổi họp công ty hay với các đối tác, ông Danh thấy hầu hết những người xung quanh, thậm chí đều lớn tuổi và là sếp lớn như ông, cứ vừa họp vừa hí húi với vài cửa sổ Yahoo Messenger trên laptop. Để ý nhiều, ông mới phát hiện hóa ra họ không hề "buôn chuyện" như ông vẫn nghĩ mà là tranh thủ trao đổi công việc bằng tiện ích tin nhắn nhanh qua Internet.

"Trước đây, tôi cũng để ý thấy các nhân viên của mình ai cũng dùng Yahoo Messenger hay các ứng dụng tin nhắn khác. Dù tôi không cấm họ vì tôi vốn chỉ đánh giá nhân viên qua hiệu suất công việc, nhưng cũng không nghĩ rằng việc chat cũng hữu dụng cho công việc đến vậy", ông Danh chia sẻ. "Giờ thì tôi cũng đã dùng Yahoo Messenger và thực sự thấy hài lòng vì dù đi công tác bất cứ đâu hay đang họp, tôi vẫn có thể liên lạc với nhân viên của mình, tranh thủ trao đổi công việc một cách ngắn gọn, nhanh chóng". Ông cũng tâm sự, ngoài khả năng giúp ích về công việc, Yahoo Messenger đôi khi cũng cho ông giây phút thoải mái bằng những tin nhắn vui của nhân viên, đồng nghiệp. "Thi thoảng, tôi vẫn bị các bạn trẻ trong công ty của mình trêu đùa vì có nhiều tiện ích của công cụ chat tôi không biết hết. Điều đó cũng giúp tôi và đồng nghiệp xích lại gần nhau hơn".

Nhiều người đã tự nhận mình "nghiện" chat và bày tỏ nỗi niềm "khó ở" mỗi khi không thể kết nối với người khác bằng tiện ích này. Thậm chí, có ông sếp, sau vụ đứt cáp vì động đất và không thể online trong một thời gian, đã bức xúc treo status: Tôi online, nghĩa là tôi tồn tại.

Theo Vnexpress

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0