Thứ hai, 25/11/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 05/05/2014
Google, Facebook chi núi tiền cho cuộc đua đón đầu tuơng lai công nghệ

Cả Google và Facebook đang ra sức thực hiện các vụ thâu tóm công ty khác để mở rộng sang các thị trường mới, tìm kiếm thêm nguồn doanh thu và mở rộng tầm ảnh hưởng trong tương lai.

Google, Facebook đang đua nhau thâu tóm những công ty mà họ cho rằng có thể sẽ có tầm quan trọng trong tương lai. Ảnh: BusinessWeek

Google, Facebook đua nhau thâu tóm các doanh nghiệp khác

Năm 1976, ông Vern Raburn mở ra một trong những cửa hàng máy tính đầu tiên tại Los Angeles (Mỹ) và trở thành nhân viên thứ 18 của Microsoft (khi đó vẫn là một công ty mới khởi nghiệp). Cuối thập niên 1990, ông Raburn thành lập công ty Eclipse Aviation với mục tiêu chế tạo những chiếc máy bay phản lực loại nhỏ, giá rẻ. Bill Gates là một cổ đông của công ty này. Trong 10 năm tiếp theo, Eclipse Aviation tiêu tốn hơn 1 tỷ USD cho kế hoạch sản xuất máy bay và bị phá sản vào năm 2009 giữa cuộc khủng khoảng tài chính. Đây được coi là một trong những thảm họa tài chính lớn nhất trong lịch sử ngành hàng không.

Sáu tháng sau, ông Raburn, lúc đó 64 tuổi, trở thành giám đốc điều hành đầu tiên của Titan Aerospace, một công ty non trẻ nghiên cứu cách chế tạo những chiếc máy bay dùng năng lượng mặt trời có thể bay nhiều năm trong không trung mà không cần hạ cánh. Tầm nhìn của ông Raburn đối với công ty sản xuất máy bay này rất khiêm tốn: Ông định sẽ nghiên cứu một vài năm, sau đó bán lại công ty cho một tập đoàn hàng không với giá cao.

Không lâu sau khi ông Raburn lên làm giám đốc điều hành của Titan Aerospace, Facebook và Google bắt đầu công khai tham vọng thâu tóm các nhà sản xuất máy bay. Cuối tháng 3/2014, Facebook chọn mua một công ty sản xuất máy bay có tên Ascenta với giá 20 triệu USD, trong khi Google mua lại Titan Aerospace với mức giá không được tiết lộ vào ngày 14/4/2014.

Cả Facebook và Google đều hình dung tới việc sử dụng máy bay để cung cấp truy cập Internet không dây cho người dân ở những vùng xa xôi, hẻo lánh. Điều ông Raburn không đoán trước được là gã khổng lồ tìm kiếm Google và ông hoàng mạng xã hội Facebook sẽ sử dụng máy bay cho kế hoạch đầy tham vọng là củng cố vị trí của họ trong ngành công nghiệp công nghệ cao.

Cả hai đều thực hiện nhiều thương vụ thâu tóm, chứng tỏ Google và Facebook đều đang quan tâm tới việc tham gia các thị trường khác và có ham muốn to lớn là gây dựng được tầm ảnh hưởng sâu rộng trong tương lai.

Kể từ tháng 12/2013, các tổng giám đốc của Google và Facebook, Larry Page và Mark Zuckerberg, đã thâu tóm tới 8 công ty.

Trước tiên, phải nói rằng hai gã khổng lồ này có khả năng để thực hiện các thương vụ đó. Mặc dù giá cổ phiếu đang giảm, Google và Facebook vẫn có hàng núi tiền mặt và là hai trong số những hãng công nghệ có giá trị thị trường cao nhất thế giới.

Thương vụ Google bỏ ra 3,2 tỷ USD để mua Nest, nhà sản xuất máy điều nhiệt thông minh và thiết bị dò khói, sẽ tạo cơ hội cho Google đi đầu trong việc định nghĩa khái niệm “ngôi nhà kết nối”, nơi các thiết bị thu thập nhiều loại dữ liệu mới về người dùng và có thể được điều khiển qua mạng Internet. Trong khi đó, việc Facebook chi 19 tỷ USD để mua dịch vụ nhắn tin WhatsApp có thể trực tiếp làm mạnh thêm vị trí của Facebook trên smartphone, giúp họ tiếp nhận cơ sở 500 triệu người dùng thường xuyên của WhatsApp, trong đó chủ yếu là người dùng ngoài nước Mỹ.

Ngoài ra, việc Google và Facebook hào hứng thâu tóm các doanh nghiệp khác cũng xuất phát từ những quyết định táo bạo của tuổi trẻ. Tổng giám đốc Mark Zuckerberg của Facebook và tổng giám đốc Larry Page của Google (cùng với nhà đồng sáng lập Sergey Brin) kiểm soát phần lớn cổ phiếu trong công ty. Mặc dù thực tế là các thương vụ thâu tóm trước đó không đem lại mấy kết quả (Google bỏ ra 12,5 tỷ USD để mua lại bộ phận điện thoại di động của Motorola và bán nó 22 tháng sau đó với giá 2,9 tỷ USD), họ không phải hỏi ban giám đốc công ty bất cứ thứ gì ngoài sự cho phép qua loa để thực hiện các cuộc đánh cược lớn. 

Điên cuồng tìm kiếm nguồn lợi nhuận mới và đón đầu công nghệ mới

Ngành công nghiệp công nghệ đang trải qua một trong những đợt biến đổi hỗn loạn nhất lịch sử, từ một thị trường nơi 350 triệu PC bán ra mỗi năm thành một thị trường với hơn 1 tỷ smartphone được tiêu thụ mỗi năm. Không như PC, những chiếc điện thoại thông minh di chuyển khắp mọi nơi cùng với chủ nhân. Người ta chủ yếu dùng smartphone cho các ứng dụng hơn là để truy cập website. Khó để áp dụng cho thị trường di động các mô hình cũ là kiếm doanh thu từ dịch vụ tìm kiếm và quảng cáo hiển thị trực tuyến. Do đó, các hãng công nghệ đang điên cuồng tìm kiếm nguồn lợi nhuận mới.

Ông Paul Saffo, giám đốc quản lý của hãng nghiên cứu đầu tư Discern Analytics, nói: “Các công ty đang đua nhau di chuyển tới tương lai càng nhanh càng tốt. Họ không biết họ sẽ cần những công cụ gì, vì thế họ vơ lấy tất cả những gì họ bắt gặp trên đường đi”.

Việc Facebook mua lại Oculus VR hồi tháng Ba là một ví dụ. Zuckerberg ghé thăm văn phòng của Oculus ở Nam California trong tháng 3/2014 và dùng thử Oculus Rift, chiếc kính chơi game thực tế ảo cho phép người đeo quan sát và vận động trong một thế giới ảo 360 độ.

Tổng giám đốc Brendan Iribe của Oculus VR nhớ lại, Zuckerberg đã nói: “Đây có lẽ là một trong những thứ tuyệt vời nhất tôi từng thấy trong đời”.

Vài ngày sau, Facebook tuyên bố sẽ mua lại Oculus với giá 2 tỷ USD. Oculus có khoảng 100 nhân viên và chưa từng có sản phẩm thương mại nào được bày bán rộng rãi. Trong một bài blog, Zuckerberg nói ông hi vọng biến Oculus thành “một nền tảng cho nhiều trải nghiệm khác”, như ngồi trong một căn phòng ảo để cùng học với sinh viên và giáo viên ở những nước khác trên toàn thế giới, hoặc bệnh nhân có thể ngồi ở nhà, đeo kính và được bác sỹ khám bệnh từ xa.

Việc Facebook chi hàng tỷ đô la cho một sản phẩm chưa từng qua thử thách thực tế như vậy thật mạo hiểm, nếu không nói là hết sức lập dị. Tuy nhiên, Mark Zuckerberg và Larry Page thực sự có lý do để khẩn trương tìm cách chiếm trước công nghệ mới. Trước đây, Microsoft và Oracle từng thống trị thị trường công nghệ trong thập niên 1990, nhưng cả hai công ty này đều gặp khó khăn để bắt kịp ngành công nghiệp liên tục thay đổi giữa cuộc chuyển đổi sang smartphone và điện toán đám mây.

Vì thế câu hỏi đặt ra cho Google và Facebook là: Tiếp theo, công nghệ gì sẽ thống trị thị trường? và làm sao để thâu tóm được những doanh nghiệp sẽ có tầm quan trọng trong tương lai?

Đó là hai câu hỏi đã khiến cả Google và Facebook tiếp cận công ty nghiên cứu máy bay của ông Vern Raburn. Facebook muốn sử dụng máy bay để thực hiện sáng kiến Internet.org, để liên minh với Samsung, Ericsson, và Nokia đưa kết nối Internet không dây tới hàng tỷ người ở những quốc gia đang phát triển chưa được truy cập mạng. Google cũng có cùng mục đích. Họ sẽ sử dụng máy bay của Titan để bổ sung cho dự án dùng bóng bay để phát Wi-Fi. Ngoài ra, Google và Facebook có thể còn có chung những ý tưởng cao xa khác liên quan tới máy bay, như dùng chúng để thu thập dữ liệu thời gian thực cho ứng dụng bản đồ, theo dõi giao thông và theo dõi thời tiết.

Theo Ictnews.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0