Chủ nhật, 12/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 05/05/2014
Nhà mạng hứa “xuống tay” với CP cài phần mềm “móc túi” khách hàng

Viettel, MobiFone, VinaPhone đều khẳng định sẽ cắt hợp đồng với các nhà cung cấp dịch vụ nội dung sử dụng phần mềm gián điệp tự động nhắn tin đến các đầu số để chiếm đoạt tiền của các thuê bao di động.

Khi chủ thuê bao dùng smartphone sử dụng hệ điều hành android cài đặt các ứng dụng sẽ bị tự động gửi tin nhắn ngầm đến các đầu số dịch vụ với mức phí 15.000 đồng.

Mới đây, Công an Hà Nội đã triệt phá một ổ nhóm sử dụng phần mềm gián điệp tự động nhắn tin đến các đầu số của nhà mạng viễn thông để chiếm đoạt tiền của các thuê bao di động. 4 nghi phạm bị bắt gồm Hà Xuân Tiến, Nguyễn Đức Lực, Nguyễn Văn Tú là nhân viên Công ty TNHH đầu tư xây dựng và thương mại Soloha và Trần Ngọc Hải, chủ sở hữu trang web adrocket.vn về hành vi “sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”. Thủ đoạn của nhóm này là lừa lập ra trang web phân phối ứng dụng. Khi chủ thuê bao dùng smartphone sử dụng hệ điều hành android cài đặt trên máy thì các ứng dụng tự động gửi tin nhắn ngầm đến các đầu số dịch vụ với mức phí 15.000 đồng.

Từ tháng 12/2013, Hải phát triển trang web AdRocket.vn, với mục đích cung cấp công cụ chỉnh sửa ứng dụng di động để lừa đảo người dùng. Qua sự giới thiệu của Nguyễn Văn Tú, Lực và Tiến đã cùng nhau tạo lập tài khoản trên trang web Adrocket.vn, sau đó đầu tư tiền thuê máy chủ, xây dựng các trang web soundfest.com.vn và clickdi.com… để phát tán ứng dụng di động đã được AdRocket.vn chỉnh sửa để lừa đảo. Bằng thủ đoạn này, từ đầu năm 2014 đến nay, hệ thống AdRocketvn của Hải đã thu lợi 850 triệu đồng. 

Những đối tượng khách hàng bị các đối tượng trên chiếm đoạt chủ yếu của 3 mạng di động là Viettel, VinaPhone và MobiFone. Ngay sau khi vụ việc này xảy ra, các mạng di động đã rà soát lại các đầu số mà các đối tượng trên sử dụng phần mềm gián điệp tự động nhắn tin đến để chiếm đoạt tiền của khách hàng. 

Viettel cho biết, Viettel đã có các cơ chế quản lý CP khá chặt chẽ theo các quy tắc quản lý viễn thông như: không được spam, phải cung cấp nội dung có nguồn gốc, xuất xứ, có bản quyền... Viettel đã đưa ra các biện pháp nhằm giảm thiểu gian lận và bảo vệ quyền lợi khách hàng. Trong quá trình hợp tác CP phải tuân thủ các điều kiện ràng buộc của Viettel để đảm bảo quyền lợi của khách hàng. Nếu các CP vi phạm, Viettel sẽ cắt đầu số và yêu cầu các CP này phải bồi thường nếu có thiệt hại xảy ra với khách hàng của Viettel.

Phía VinaPhone cũng cho biết họ đang rà soát lại các đầu số mà đối tượng sử dụng phần mềm gián điệp tự động nhắn tin đến để chiếm đoạt tiền của thuê bao VinaPhone. “Chúng tôi sẽ kiên quyết cắt hợp đồng với các CP làm ăn bất chính để chiếm đoạt tiền của khách hàng. Trước đó, chúng tôi đã tiến hành cắt một loạt CP có hành vi như nhắn tin rác cho khách hàng. VinaPhone cũng đã đưa ra các quy định đối với các CP để đảm bảo quyền lợi khách hàng. Riêng đối với vụ án mà Công an Hà Nội phát hiện, chúng tôi đang chờ kết luận của cơ quan điều tra để có biện pháp xử lý kiên quyết cũng như đảm bảo quyền lợi của khách hàng” đại điện VinaPhone nói.

Cũng như VinaPhone và Viettel, phía MobiFone cũng lên tiếng khẳng định sẽ cắt hợp đồng với các CP sử dụng phần mềm gián điệp tự động nhắn tin đến để chiếm đoạt tiền của thuê bao MobiFone. “Chúng tôi đã đưa ra các quy định để bảo vệ quyền lợi của khách hàng như nghiêm cấm gửi tin nhắn rác, lừa đảo khách hàng hay cung cấp nội dung phải đảm bảo đúng quy định và phù hợp với thuần phong mỹ tục…” đại diện MobiFone nói.

Ông Lê Văn Giáp - Giám đốc điều hành của ViMarket cho biết, khoảng 2 năm nay trên các kho ứng dụng và game xuất hiện nhiều nhà cung cấp dịch vụ nội dung gắn mã độc để lấy thông tin cá nhân hay ngầm gửi SMS đến đầu số làm cho khách hàng bị trừ tiền từ 5.000 - 15.000 đồng/SMS.

Ông Vũ Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch phụ trách Nghiên cứu Phát triển của Bkav, cho biết: "Theo thống kê chưa đầy đủ của Bkav, mỗi ngày có hàng nghìn người sử dụng ở Việt Nam đã bị nhiễm các loại mã độc gửi tin nhắn SMS. Số người sử dụng thiết bị Android đang chiếm ưu thế so với các thiết bị sử dụng hệ điều hành iOS, Windows Phone,... vì vậy tỉ lệ người sử dụng bị nhiễm mã độc tự gửi tin nhắn SMS đến đầu số thu phí cao cũng cao hơn hẳn. Các đầu số về cơ bản vẫn là đầu số dịch vụ giá trị gia tăng của các nhà cung cấp dịch vụ nội dung (CP và Sub CP), thông thường cước phí là 15.000 đồng/SMS. Khi lừa được người sử dụng cài đặt ứng dụng có chứa mã độc vào điện thoại, mã độc sẽ tự động gửi tin nhắn đến đầu số dịch vụ giá trị gia tăng với các cú pháp tin nhắn được quy định của các CP và Sub CP. Ngoài việc "bỗng dưng mất tiền", người dùng thiết bị di động còn có thể bị theo dõi và lấy cắp thông tin cá nhân".

Theo Ictnews.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0