Thứ bảy, 11/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 25/04/2014
VCcorp, VNG, VTC nơm nớp lo chuyện hành trình cấp phép game mobile quá dài

Các doanh nghiệp làm game cho rằng, quy trình, thủ tục cấp phép cho game mobile có thể tiêu tốn tới 90 ngày trong khi vòng đời của game mobile thường chỉ kéo dài khoảng 3 tháng sẽ khiến doanh nghiệp khó phát triển game.

Tại hội thảo góp ý Dự thảo Thông tư quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 72 ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên mạng về trò chơi điện tử trên mạng diễn ra chiều nay, 24/4/2014, các doanh nghiệp như VCCorp, VNG, VTC Online đồng loạt đề nghị rút ngắn quy trình, thủ tục cấp phép cho trò chơi điện tử trên điện thoại di động (game mobile).

Ông Nguyễn Thế Tân, Phó Tổng Giám đốc Công ty cố phần truyền thông Việt Nam (VCCorp) phân tích: Vòng đời của game mobile chỉ kéo dài khoảng 3 tháng, khác với web game hoặc client game có thể "thọ" 2 – 3 năm. Điển hình như game Candy Crush có doanh thu hàng tỷ USD cũng chỉ gây sốt khoảng vài tháng. Nhiều game mobile có thể biến mất sau 1 năm. Trong khi đó, theo quy trình cấp phép nêu trong dự thảo Thông tư thì doanh nghiệp phải mất khoảng 30 ngày cho 1 vòng xin ý kiến, qua các hội đồng thẩm định, nếu có sai sót thì phải điều chỉnh và nộp lại, chờ thêm 30 ngày. Rất hiếm doanh nghiệp làm đúng và đủ hồ sơ để được cấp phép ngay từ lần nộp đầu tiên, tức là chỉ cần chờ 30 ngày, mà thực tế thời gian chờ đợi thường kéo dài 60 – 90 ngày.

"Nếu quá trình cấp phép quá dài thì game khó phát triển. Cần có quy trình, thủ tục cấp phép đơn giản hơn, nhanh hơn để người làm game đỡ khó khăn".

game mobile

Vòng đời của game mobile thường chỉ kéo dài khoảng 3 – 6 tháng. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Cũng theo ông Nguyễn Thế Tân, việc quy định doanh nghiệp game khi cập nhật phiên bản cũng phải xin cấp phép sẽ làm khó doanh nghiệp. Theo dự thảo Thông tư, quy trình cấp phép cho việc cập nhật phiên bản game mobile kéo dài trong 15 ngày. Song các game mobile đều thường xuyên cập nhật để tạo cảm giác mới mẻ cho game thủ. Nếu không có hồ sơ đúng theo quy định thì thời gian xin cấp phép cũng sẽ không chỉ dừng ở 15 ngày. Quá trình làm thủ tục như vậy khiến doanh nghiệp tốn quá nhiều thời gian cho việc chuẩn bị phát hành game.

Đồng tình với ý kiến của đại diện VCCorp, ông Lê Hồng Minh, Tổng Giám đốc của Công ty Cổ phần VNG lưu ý thêm: "Ngoài chuyện vòng đời của game mobile ngắn thì số lượng các game mobile ra đời trên thị trường rất nhiều. Năm 2014 dự kiến có khoảng 300 game, năm sau có thể sẽ có khoảng 1.000 game. Các cơ quan quản lý nên cân nhắc chuyển định hướng quản lý từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Doanh nghiệp nào vi phạm sẽ bị nhắc nhở, xử lý đúng theo quy định pháp luật".

Tổng Giám đốc VNG cũng đã nêu đề xuất có thể xếp game mobile vào hạng G2 để tránh các thủ tục cấp phép phức tạp.

Cùng chung mong muốn giảm bớt thời gian thực hiện thủ tục hành chính cho doanh nghiệp game, đại diện VTC Online mạnh dạn kiến nghị: "Với những game phát hành trên mobile, nên chăng cơ quan quản lý Nhà nước cân nhắc để không phải cấp phép từng game một mà chỉ cấp phép cho doanh nghiệp phát hành loại game này".

Đại diện VTC Online cho rằng trên thực tế, các game mobile nước ngoài khi phát hành vào Việt Nam cũng chỉ thông qua đại lý phân phối chứ không phải xin cấp phép. Việc bãi bỏ cấp phép game mobile cũng là một cách thức hỗ trợ doanh nghiệp trong nước phát triển mạnh nội dung số, có thể phát triển được những nội dung tương tự game ngoại và cạnh tranh được với doanh nghiệp nước ngoài.

Theo Ictnews.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0