Thứ hai, 13/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 21/02/2007
Bức tranh toàn cảnh về TMĐT năm 2006

Thanh toán hợp đồng định kỳ tại Cty Bảo hiểm nhân thọ Prudential qua hệ thống TMĐT. (Ảnh: Nguyệt Ánh)

Hiện Việt Nam có khoảng gần 200.000 doanh nghiệp (DN), trong đó số có qui mô vừa và nhỏ chiếm trên 95%. Đây là những DN có lợi thế trong phát triển thương mại điện tử (TMĐT) nhưng ở nước ta, vấn đề này còn rất nhiều điều đáng để suy nghĩ...

 

Những con số biết nói

 

Kết quả điều tra của Vụ TMĐT (Bộ Thương mại) tại 1.300 DN chủ yếu ở Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng và một số địa phương phát triển nhất trên toàn quốc cho thấy, tình hình ứng dụng TMĐT của các DN có nhiều tiến bộ.

 

DN đã chú ý hơn tới đào tạo nguồn nhân lực cho TMĐT. Mức độ chuẩn bị nguồn nhân lực cho TMĐT cho thấy hình thức đào tạo tại chỗ theo nhu cầu công việc là phổ biến hơn cả, được 62,9% DN lựa chọn. Một tỷ lệ thấp hơn DN kết hợp thêm hình thức gửi nhân viên đi học hoặc mở lớp tập huấn ngắn hạn. Số DN không đào tạo gì về công nghệ thông tin và TMĐT cho nhân viên còn chiếm 21,1% đối tượng điều tra. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ chuyên trách về TMĐT tại các tổ chức, DN hoàn toàn chưa có hoặc rất ít. Trong khi đó, các khóa ngắn hạn lại không thể đem lại kiến thức và kỹ năng đầy đủ, cần thiết bởi đặc thù của lĩnh vực TMĐT đòi hỏi người tham gia phải có cả ba khối kiến thức về thương mại, công nghệ thông tin và ngoại ngữ. Do đó, nguồn nhân lực về TMĐT trong các tổ chức, DN Việt Nam đang được coi là vấn đề cấp thiết.

 

Năm 2006 cũng là năm tỷ lệ đầu tư vào cơ sở hạ tầng viễn thông và Internet trong DN tăng cao. Trong đó 82,9% DN dùng Internet để tìm kiếm thông tin, 64,3% DN dùng Internet cho mục đích trao đổi thư điện tử, 62,8% DN có mục đích truyền và nhận dữ liệu, 40,9% DN với mục đích mua bán hàng hóa và dịch vụ, 39,8% DN dùng để duy trì và cập nhật website. Đáng chú ý là chỉ có 22,1% DN dùng Internet như một kênh liên lạc với các cơ quan nhà nước.

 

 

Nếu xem việc DN có website là một tiêu chí quan trọng phản ánh mức độ ứng dụng TMĐT trong DN thì năm 2006 cho thấy một bức tranh tương đối khả quan. Trong tổng số 1077 DN được khảo sát thì 31,3% đã có website và họ đã chú trọng hơn đến đầu tư phát triển các website theo chiều sâu. Có đến 62,2% DN cập nhật thông tin trên trang web hàng ngày. Đây là tín hiệu đáng mừng thể hiện DN đã bắt đầu chú trọng đến hiệu quả hoạt động thực chất của website chứ không chỉ đơn thuần lập website theo phong trào hay coi đó là một tấm “danh thiếp hạng sang”.

 

Tóm lại, mức độ ứng dụng TMĐT của các DN trong năm 2006 đã có nhiều nét khởi sắc nhưng nhìn chung cũng chỉ mới dừng ở mức độ quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm và trao đổi thông tin bằng phương tiện điện tử. ở cấp độ cao hơn, việc giao dịch và ký hợp đồng bằng các công cụ điện tử cũng được một số đơn vị ứng dụng nhưng con số này chưa nhiều. Trong giao dịch với các đối tác nước ngoài, DN có thể sử dụng nhiều hơn hình thức trao đổi bằng thư điện tử, thế nhưng với các giao dịch trong nước, DN vẫn có xu hướng sử dụng giấy tờ truyền thống. Đối với khách hàng là cá nhân, một số DN đã bán hàng qua mạng. Tuy nhiên thói quen mua hàng truyền thống của người Việt Nam chưa tạo cơ hội cho các dịch vụ này phát triển. Vì thế, vẫn cần thời gian đáng kể để thói quen tiêu dùng và tập quán kinh doanh trong xã hội có sự điều chỉnh tương ứng.

 

Còn đó nhữngkhó khăn

 

TMĐT tuy không quá mới mẻ nhưng với nhiều DN Việt Nam hiện nay vẫn khó tỏ đường tỏ lối. Việt Nam đã là thành viên của WTO, do vậy các DN phải đổi mới và tiếp cận với công nghệ thông tin, nhu cầu ứng dụng TMĐT trong DN sẽ càng trở nên bức thiết. Nắm bắt được nhu cầu đó, Vụ TMĐT được thành lập và đến tháng 8/2005, Cổng TMĐT quốc gia (ECVN - www.ecvn.gov.vn) đã ra đời. Đến nay, ECVN đã có gần 4.000 cơ hội kinh doanh, trở thành sàn giao dịch TMĐT hàng đầu Việt Nam. Kết quả nổi bật mà ECVN thực hiện được trong một năm hoạt động là góp phần quảng bá lợi ích, nâng tầm ứng dụng TMĐT cho nhiều DN. Qua khảo sát 181 thành viên, trong một tháng có 16 đơn vị thông qua ECVN ký được 32 hợp đồng kinh doanh, 114 thành viên tìm được bạn hàng mới có nhiều tiềm năng. Năm nay, lượng truy cập từ các thị trường tiềm năng như Nhật Bản, Nam Phi, Liên bang Nga đang tăng mạnh, cho thấy nhà nhập khẩu nước ngoài ngày càng chú ý đến sản phẩm của DN Việt Nam qua ECVN. Tuy nhiên, nếu thẳng thắn thừa nhận, với mức độ tham gia của cộng đồng DN chưa nhiều, hẳn các nhà hoạch định chính sách cũng như quản lý ECVN khó có thể hài lòng.

 

 

Theo ông Nguyễn Thanh Hưng - Vụ trưởng Vụ TMĐT (Bộ Thương mại), thách thức đối với sự phát triển TMĐT Việt Nam rất lớn. Thứ nhất, hệ thống luật pháp chưa được ban hành đầy đủ. Sự chậm trễ này chính là rào cản đầu tiên khiến TMĐT ở Việt Nam vẫn ở mức sơ khai. Thứ hai, chúng ta đã có tiến bộ lớn về hạ tầng công nghệ nhưng chưa đủ để TMĐT có thể “cất cánh”. Thứ ba, việc xử lý những vi phạm trên mạng chưa thực sự nghiêm minh. Thực tế năm 2006 được coi là năm có nhiều vấn đề về an toàn, an ninh mạng. Các DN cũng đã bắt đầu ý thức được tầm quan trọng của vấn đề bảo mật khi triển khai ứng dụng công nghệ thông tin và tham gia TMĐT, nhưng để đưa ra các biện pháp tự bảo vệ thì nhiều DN vẫn còn lúng túng. Vì thế thái độ của hầu hết DN vẫn là e ngại và chờ đợi, chưa chủ động tìm ra giải pháp cho vấn đề bảo mật an toàn mạng nói chung và trong giao dịch TMĐT nói riêng. Mặt khác, vấn đề bảo vệ người tiêu dùng, sở hữu trí tuệ chưa tốt ngay cả ở môi trường kinh doanh truyền thống chứ chưa nói tới kinh doanh trênmạng. Vì vậy, nếu chúng ta không thay đổi nhanh những yếu tố đó thì không thể nói đến sự cất cánh của TMĐT trong năm 2007.

 

Rõ ràng, TMĐT Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn khởi đầu, nhưng theo dự báo, đến năm 2010 cả nước sẽ có khoảng 80% DN ứng dụng thành công TMĐT. Mục tiêu đó có thành hiện thực hay không là kết quả của nhiều năm nhưng thời gian tới cần phải giải quyết triệt để những khó khăn đang đặt ra. Ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay...!

Theo Vnmedia

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0