Thứ năm, 18/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 31/03/2014
Lương "khủng" bất thường: Phát hiện sớm nếu có kết nối giữa doanh nghiệp - CQNN

"Vừa rồi, ở TP.HCM phát hiện ra vụ lương "khủng" tại 4 doanh nghiệp công ích. Nếu như doanh nghiệp có ứng dụng CNTT-TT thì lãnh đạo Thành phố đã có thể sớm biết mức lương bao nhiêu, phân phối thế nào để xử lý ngay", TS. Lê Mạnh Hà, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM chia sẻ.

Đã có ý kiến cho rằng Chính phủ nên bắt buộc các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước phải ứng dụng CNTT-TT để minh bạch hóa, tránh lặp lại "vết xe đổ" của vụ thua lỗ hàng nghìn tỷ đồng tại Vinashin (Tổng công ty công nghiệp tàu thủy), Vinalines (Tổng công ty Hàng hải Việt Nam). Ông có đồng tình với ý kiến này hay không?

Không có công cụ nào hỗ trợ minh bạch hóa doanh nghiệp tốt bằng CNTT-TT. Nếu có hệ thống CNTT-TT, không cần phải phụ thuộc vào người báo cáo mà mọi thông tin về tài chính, nhân sự... của doanh nghiệp đều được hiển thị minh bạch trên hệ thống. Việc ứng dụng CNTT-TT sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Khi đã hội nhập hoặc muốn hội nhập quốc tế thì bắt buộc doanh nghiệp phải minh bạch.

Ngay sau khi xảy ra vụ lùm xùm Vinashin, Vinalines, đã có chuyên gia CNTT đề xuất mô hình kết nối thông tin, trong đó mọi thông tin chỉ đạo điều hành của tập đoàn, tổng công ty đều kết nối trực tiếp để Chính phủ có thể truy cập, kết xuất thông tin, dữ liệu trực tuyến bất kỳ lúc nào. Thế nhưng, khoảng 2 năm đã qua, ý tưởng này vẫn chưa thành hiện thực. Theo ông, nguyên nhân do đâu?

Không có hoạt động triển khai ứng dụng CNTT-TT cụ thể tại từng doanh nghiệp thì không thể làm được điều đó. Đối với ứng dụng CNTT tại từng doanh nghiệp Nhà nước, một trong những ứng dụng ưu tiên hàng đầu là phải kết nối được thông tin với cơ quan quản lý. Nói cách khác, cơ quan quản lý phải nắm được những thông tin cơ bản nhất về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vừa rồi ở TP.HCM phát hiện ra vụ lương "khủng" ở 4 doanh nghiệp công ích (Công ty TNHH một thành viên Thoát nước đô thị, Công ty TNHH một thành viên Công trình giao thông Sài Gòn, Công ty TNHH một thành viên Công viên cây xanh, Công ty TNHH một thành viên chiếu sáng công cộng, trong đó có giám đốc nhận lương 2,6 tỷ đồng/năm - PV), nếu như có ứng dụng CNTT-TT thì lãnh đạo Thành phố đã có thể sớm biết mức lương bao nhiêu, phân phối thế nào để xử lý ngay. Rất tiếc là TP.HCM vẫn chưa có hệ thống kết nối thông tin như vậy.

TS. Lê Mạnh Hà

TS. Lê Mạnh Hà, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM. Ảnh: Internet.

Trong khi Chính phủ vẫn chưa có quy định bắt buộc các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước phải ứng dụng CNTT-TT, mới đây TP.HCM đã tiên phong triển khai quy định doanh nghiệp Nhà nước phải triển khai ứng dụng CNTT-TT. Ông có thể chia sẻ rõ hơn về quy định của TP.HCM?

TP.HCM bắt buộc các doanh nghiệp Nhà nước, đặc biệt là doanh nghiệp lớn, tổng công ty, công ty mẹ - con trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố phải có chương trình ứng dụng CNTT-TT trong đề án tái cơ cấu. Doanh nghiệp phải xây dựng chương trình ứng dụng CNTT-TT và được Sở TT&TT thẩm định, báo cáo UBND Thành phố. Theo quan điểm của Thành phố, nếu như doanh nghiệp Nhà nước không ứng dụng CNTT thì quản lý sẽ kém hiệu quả, hoạt động thu thập thông tin không thể nhanh nhất, xử lý thông tin không thể kịp thời nhất. Điều này làm giảm khả năng cạnh tranh, chất lượng của doanh nghiệp. Thời gian qua, doanh nghiệp Nhà nước thường bị phê bình là kém hiệu quả. Để tăng hiệu quả hoạt động, doanh nghiệp Nhà nước không thể chỉ nói là ủng hộ chuyện ứng dụng CNTT mà phải có chương trình ứng dụng CNTT cụ thể.

Liệu trong năm nay hoặc năm sau, các doanh nghiệp Nhà nước ở TP.HCM có thể kết nối thông tin quản lý với chính quyền Thành phố hay chưa?

Chúng tôi quyết tâm làm nhưng tiến độ còn phụ thuộc vào bản thân các doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp sẽ phải xây dựng chương trình, lộ trình ứng dụng CNTT cụ thể, trong đó ưu tiên hoạt động kết nối thông tin đến cơ quan quản lý để hệ thống thông tin kết nối giữa chính quyền thành phố và doanh nghiệp sẽ đi vào hoạt động sớm nhất.

TP.HCM có yêu cầu các doanh nghiệp Nhà nước buộc phải ứng dụng các giải pháp CNTT-TT "made in Vietnam" hay không?

Phần mềm nội hay ngoại thì không quan trọng mà quan trọng nhất là phải ứng dụng được. Các doanh nghiệp cần phải tìm được giải pháp phù hợp. Tiền để đầu tư ứng dụng không phải là vấn đề lớn. Thực ra chi cho CNTT-TT vẫn còn quá nhỏ so với nhiều hoạt động đầu tư khác, trong khi hiệu quả đem lại có thể rất lớn. Hiện vẫn còn nhiều khó khăn trong việc tác động để lãnh đạo chuyển biến nhận thức, tích cực đưa ứng dụng CNTT-TT vào doanh nghiệp. TP.HCM sẽ phải rất quyết tâm vì thực sự việc này không dễ chút nào. Đã từng có nhiều doanh nghiệp CNTT-TT chia sẻ rằng triển khai ứng dụng CNTT tại Việt Nam khó hơn ở nước ngoài rất nhiều.

Nhìn rộng ra phạm vi cả nước, ông nhận định thế nào về hiện trạng ứng dụng CNTT của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước?

Theo cảm nhận chủ quan của tôi thì mức độ ứng dụng CNTT trong các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước hiện nay vẫn ở mức thấp. Theo tôi cứ để TP.HCM làm trước việc quy định bắt buộc các doanh nghiệp Nhà nước phải triển khai ứng dụng CNTT, sau khi có được thành công thì sẽ tiếp tục nhân rộng ra phạm vi cả nước.

Xin cảm ơn ông!

Theo Ictnews.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0