Đến ngày 12-2 đã có 112.000 trang tin, báo chí điện tử đưa tin (hoặc đưa lại) về cuộc đối thoại, trong số đó có 89.000 trang trong nước.
Theo công luận đánh giá, buổi đối thoại trực tuyến đã thành công cả về ý nghĩa chính trị - xã hội - đối ngoại, cả về trình độ đảm bảo vận hành an toàn, an ninh hệ thống kỹ thuật công nghệ thông tin hiện đại, phục vụ buổi đối thoại.
Website Chính phủ đã sử dụng hơn 3.000 câu (hơn15%) để đánh giá và nhận xét số bạn đọc hỏi nhiều nhất là trong độ tuổi từ 15-25 (hơn 24%) và 26-40 (gần 40%).
Ban tổ chức đã triển khai công tác đảm bảo an toàn và an ninh hệ thống cho buổi đối thoại, nhờ đó các hiện tượng tấn công mạng đã bị phát hiện sớm và vô hiệu hóa kịp thời. Sau đây là một số thí dụ:
- 22g ngày 6-2, xuất hiện trên Forum tinviet.com khẩu hiệu kêu gọi tin tặc hải ngoại phá buổi đối thoại trực tuyến của Thủ tướng trên website Chính phủ.
- 14g ngày 7-2 xuất hiện việc tấn công bằng “bom thư” với mật độ hàng trăm thư/giây nhằm làm tràn địa chỉ: toasoanwebcp@chinh phu.vn của website Chính phủ. Bộ phận kỹ thuật website Chính phủ đã kịp thời phát hiện và vô hiệu hóa.
- 18g ngày 7-2, bộ phận kỹ thuật website Chính phủ phát hiện và diệt 16 phần mềm gián điệp Spyware gửi qua hộp thư tín của địa chỉ: toasoanwebcp@chinh phu.vn.
- 23g ngày 8-2 xuất hiện tình trạng gây tắc nghẽn đường thư tín của Yahoo và Gmail từ bên ngoài, cản phá việc tiếp nhận thư của bạn đọc gửi câu hỏi đến báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, báo VietNamNet trong buổi trực tuyến (riêng website Chính phủ không dùng hình thức này nên không bị ảnh hưởng, vì vậy đã nhận được gần 1.500 thư của bạn đọc gửi đến trong thời gian trực tuyến).
Trước tình hình trên, 23g30 ngày 8-2, ban tổ chức đã chuyển sang phương án II (phương án tối ưu), đảm bảo thành công buổi đối thoại trực tuyến của Thủ tướng.
Theo Tuổi trẻ