Một vài số liệu trong báo cáo tổng kết năm từ các công ty nghiên cứu thị trường như GfK và Wearesocial cho biết năm 2013, dân số trong khu vực khoảng 600 triệu dân, trong đó195 triệu người, tương đương 31% dân sốsử dụng internet. 26% sử dụng mạng xã hội, 113 triệu thuê bao 3G, 42 triệu smartphone tiêu thụ toàn khu vực, tăng 61% so với năm 2012.
Cũng trong báo cáo, Việt Nam là một trong những nước đi đầu Đông Nam Á về tốc độ phát triển internet và sử dụng smartphone với 36% dân số sử dụng internet, 22% sử dụng mạng xã hội, 20% sử dụng smartphone.
Tại Việt Nam, số lượng công ty hoạt động về thương mại điện tử chưa nhiều, quy mô thị trường ở mức trung bình, tương đương với doanh thu 1,3 tỷ USD một năm nhưng thực sự đây là mảnh đất màu mỡ đang chờ các bên vào “chia chiếc bánh”
Mức độ thâm nhập internet tại thị trường châu Á. Nguồn: wearesocial
Theo Cục thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, trong năm 2013, có 57% người dùng internet có thực hiện các giao dịch trực tuyến.43% doanh nghiệp đã có website và 35% doanh nghiệp đã nhận đơn đặt hàng qua website, cao hơn đáng kể so với tỷ lệ 29% của năm 2012.
Tỷ lệ người dùng internet và sử dụng thương mại điện tử ở Việt Nam. Nguồn: Cục thương mại điện tử và Công nghệ
Trước bối cảnh sự thâm nhập của internet và smartphone thuộc hàng cao nhất thế giới, cộng thêm sự phát triển của thương mại điện tử đã tăng thêm động lực cho các nhà đầu tư quốc tế, đặc biệt các nhà đầu tư Nhật Bản quyết định mở rộng đầu tư tại thị trường Đông Nam Á.
Hơn nửa tỉ USD chảy vào TMĐT năm 2013
Làn sóng đầu tư tập trung chủ yếu ở 2 lĩnh vực, trong đó, thương mại điện tử và thanh toán là lĩnh vực còn khá mới trong khu vực và luôn thu hút sự quan tâm lớn từ các nhà đầu tư.
Theo trang tin Tech in Asia, trong năm 2013, các nhà đầu tư đã rót vào hơn nửa tỷ USD cho các khởi nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử. Số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp nhảy vào lĩnh vực này cũng ngày một tăng.
Có thể kể đến Rocket Internet chi hàng trăm triệu USD vào 2 khởi nghiệp mũi nhọn tại Đông Nam Á là Lazada và Zalora. Kaskus, cộng đồng trực tuyến lớn nhất Indonesia với hơn 2 triệu người dùng cũng cho biết sẽ gia nhập thương mại điện tử trong năm nay.
Bên cạnh đó, hai nhà khổng lồ thương mại điện tử châu Á Rakuten và Alibaba cũng liên tục tìm kiếm cơ hội khi các khởi nghiệp đang dần lấp đầy các thị trường ngách.
Mới đây tại Việt Nam tập đoàn Vingroup cũng rót hơn 700 tỷ đồng để nhảy vào lĩnh vực thương mại điện tử, sẵn sàng khai thác mảnh đất này. Rõ ràng tiềm năng về thương mại điện tử là hiển nhiên đối với cả nhà đầu tư và khởi nghiệp.
Ứng dụng game di động và dịch vụ OTT- “miếng mồi ngon” đầu tư!
Một kênh hấp dẫn dòng vốn ngoại nữa đó là mảng ứng dụng game di động và nền tăng Internet trên di động.
Di động đang thay đổi toàn bộ hành vi tiêu dùng và đầu tư tại Đông Nam Á. Theo Applift, năm 2013 ước tính châu Á đạt doanh thu từ game di động không ngừng tăng, là thị trường đứng đầu thế giới với 48% thị phần doanh thu toàn cầu. Trong đó, Trung Quốc và Đông Nam Á là 2 khu vực có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất châu Á.
Bài học từ hiện tượng Flappy Bird mới đây cũng như những thông tin về doanh thu từ quảng cáo mà Flappy Bird mang lại lên tới 50.000 USD mỗi ngày đều cho thấy tiềm năng mà ngành công nghiệp trên di động có thể mang lại.
APPOTA - đại diện Việt Nam duy nhất thuyết trình tại ALS2014 đã nhận được sự quan tâm lớn của các nhà đầu tư Nhật Bản.
Về nền tảng internet trên di động, cuộc chiến giữa các ứng dụng OTT vẫn là điểm nóng thị trường, hay sự xuất hiện của các khởi nghiệp khai thác thị trường ngách luôn là điểm thu hút các nhà đầu tư. Thương vụ 900 triệu USD gần nhất của Rakuten mua lại Viber đã cho thấy các nhà đầu tư Nhật sẵn sàng chi mạnh tay để bành trướng vào lĩnh vực di động.
Nhận định về làn sóng đầu tư mới này của các nhà đầu tư Nhật cũng được khẳng định trong một sự kiện gần đây mang tên“Diễn đàn doanh nhân lãnh đạo châu Á”.(Asia Leaders Summit).
Các nhà đầu tư và startup nổi bật tại các quốc gia Đông Nam Á tại sự kiện “Diễn đàn doanh nhân lãnh đạo châu Á”
Các nhà đầu tư cho rằng, thị trường Đông Nam Á đang giống với Trung Quốc năm 2009 và có xu hướng phát triển tương tự. Thương mại điện tử và công nghệ đang thực sự khởi phát và đã đến thời điểm chín muồi để các nhà đầu tư tăng cường vào thị trường này.
Trong con mắt giới đầu tư, Đông Nam Á là một thị trường tiềm năng nhưng không đơn giản, do các vấn đề về năng lực startup và ngày càng có nhiều nhà đầu tư hơn với tiềm lực tài chính lớn nhảy vào cuộc chơi, tuy nhiên, nếu đã vượt qua được thì không khó để xây dựng một công ty thành công.