Thứ ba, 26/11/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 23/12/2013
Vụ Microsoft, Lạc Việt kiện Gold Long John: Một “mũi tên” gây nhiều “sát thương”

Như chúng tôi đã đưa tin, ngày 18.12.2013 vừa qua Microsoft và Lạc Việt đã công bố thông tin khởi kiện Cty Gold Long John (KCN nhơn Trạch 2, huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai) vì vi phạm bản quyền phần mềm. Đây là lần đầu tiên một Cty 100% vốn đầu tư nước ngoài tại VN “lên thớt”…

 
Đại diện BSA-ông Tarun Sawney, đã "nói hộ" cho Microsoft trong cuộc họp báo

Cú bắt tay “song sát”

Gold Long John đã cài đặt và sử dụng phần mềm Từ điển Lạc Việt, hệ điều hành Windows XP, Windows Server của Microsoft trong 69 máy tính phục vụ hoạt động kinh doanh, với giá trị được phía nguyên đơn xác định là khoảng 45.000USD (gần 1 tỉ đồng). Tuy nhiên, nếu phân tích sâu hơn sẽ thấy rằng, cơ sở để khởi kiện là các phần mềm này quả là yếu và thiếu sức nóng.

Thứ nhất, Windows XP là hệ điều hành sắp bị Microsoft “khai tử” (vào tháng 8.2014 Microsoft sẽ không còn hỗ trợ kĩ thuật), cũng đồng nghĩa là giá trị của nó không còn được như khi nó mới ra đời 15 năm trước hay cách đây 5-7 năm. Giá như bằng chứng để khởi kiện là sự vi phạm bản quyền hệ điều hành Windows 7, thậm chí là Windows 8…, thì sẽ có sức nặng đối với dư luận hơn.  

Thứ hai, phần mềm Từ điển Lạc Việt lâu nay được sử dụng khá rộng rãi trong đó có bản quyền không ít và không có bản quyền cũng rất nhiều. Tới thời điểm này, trên thực tế đã có khá nhiều phần mềm từ điển được cho tải dùng miễn phí trên internet, cho nên lấy lí do vi phạm bản quyền Từ  điển Lạc Việt cũng không gây được chú ý gì nhiều.

Tuy nhiên, có thể thấy rất rõ động thái khởi kiện này đã có sự bàn bạc, trao đổi, bắt tay giữa Microsoft và Lạc Việt nhằm “tăng đô” trong dư luận về vụ kiện. 

Bởi, nếu chỉ Microsoft đứng ra kiện thôi, dư luận dễ nghĩ rằng đó là Cty nước ngoài, phớt lờ không quan tâm và ủng hộ. Có Lạc Việt  tham gia, là Cty VN, cái nhìn của dư luận về vụ việc có khác hơn. Vả lại, cùng lúc hai Cty kiện sẽ khiến cho Gold Long John khó chống đỡ hơn.

Vì sao lại là Gold Long John? 

Trong cuộc họp báo cùng ngày, có PV đặt câu hỏi vì sao lại là Gold Long John chứ không phải một doanh nghiệp khác? Bởi trên  thực tế, tỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm tại VN do Liên minh phần mềm BSA công bố năm 2011 còn ở mức 81%, như vậy sẽ không khó để Microsoft và cả Lạc Việt tìm ra…hàng ngàn trường hợp Cty VN vi phạm bản quyền phần mềm để khởi kiện.

Tuy nhiên, ngay trong vụ kiện đầu tiên, họ tránh “đánh” vào Cty VN để tránh đối đầu với trước hết là cộng đồng doanh nghiệp Việt vốn đang gặp quá nhiều khó khăn trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay. 

Thứ nữa, cả Microsoft và Lạc Việt chí ít cũng thừa hiểu rằng, cộng đồng báo chí truyền thông VN muốn theo lộ trình giảm thiểu tỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm tại VN hơn là muốn thấy gã khổng lồ Microsoft của Mĩ cứ nằng nặc bắt các doanh nghiệp VN trả tiền bản quyền quá đắt đỏ trong khi nền tảng kinh tế của VN còn quá thấp. 

Vì vậy chọn Cty nước ngoài thay vì Cty VN để kiện, sẽ dễ nhận được sự thông cảm và ủng hộ của giới truyền thông trong nước hơn, thậm chí là cả phái cơ quan chức năng.

Vì vậy khi mà đại diện của Microsoft cũng như ông Tarun Sawney- Giám đốc phụ trách công tác chống vi phạm bản quyền khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của Liên minh phần mềm doanh nghiệp (BSA) mà Microsoft và Lạc Việt là thành viên-đã nhấn mạnh rằng: “Sự vi phạm của Gold Long John đã góp phần làm cho tỉ lệ vi phạm bản quyền tại VN ở mức 81%”. Cách đánh giá này đã đẩy Gold Long John trở nên đối đầu với cả cộng đồng trong khi Microsoft lại lấy lòng được dư luận nhờ cách lập luận này.

Thứ ba, Gold Long John được cả phía Microsoft, Lạc Việt biết đến là một doanh nghiệp nước ngoài đang ăn nên làm ra tại VN, chí ít là có điều kiện về tài chính để thi hành án (bồi thường) theo phán quyết của tòa nếu Gold Long John thua kiện (xác suất rất cao).

Thứ tư, Gold Long John đang chuyên sản xuất vải dùng để làm giày dép cung cấp cho Nike, Adidas, Converse là những thương hiệu lớn. Những thương hiệu này, với triết lí và văn minh kinh doanh của họ sẽ dễ dàng từ bỏ Gold Long John với “vết nhơ” phải ra tòa vì vi phạm bản quyền phần mềm, tương tự như Samsung, Coca Cola đã từ chối quảng cáo trên Zing khi Zing MP3 bị cáo buộc vi phạm bản quyền nhạc số hơn một năm về trước. Vì thế khi vụ kiện diễn ra, Gold Long John gặp áp lực rất lớn từ khách hàng mà đồng thời cũng là nguồn sống của họ, nhờ đó Microsoft và Lạc Việt dễ bề lái Gold Long John theo các điều kiện của mình đặt ra. 

Thứ năm, vụ kiện Gold Long John cũng đồng thời phát đi lời cảnh báo đến cộng đồng doanh nghiệp Đài Loan tại VN. Theo đại diện Microsoft, hãng này đã có một cuộc hội thảo với cộng đồng doanh nghiệp Đài Loan về bản quyền phần mềm trước thời điểm tiến hành thủ tục khởi kiện Gold Long John khá lâu.

Và cuối cùng, vụ kiện này trước hết sẽ tạo tiền đề/thông lệ để xử lí những vấn đề vi phạm bản quyền phần mềm trong tương lai, là đưa ra tòa. Đó là con đường để xử lí sòng phẳng nhất và cũng là cách dễ thổi bùng vấn đề trong dư luận,  qua đó dù không “đánh” trực tiếp vào cộng đồng doanh nghiệp Việt song đã gián tiếp gửi lời cảnh báo: Về lâu dài, Microsoft có thể kiện bất cứ doanh nghiệp VN nào nếu vi phạm bản quyền phần mềm của họ!

Theo Laodong.com.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0