Thứ bảy, 11/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 18/12/2013
Ảo hóa và điện toán đám mây giúp doanh nghiệp Việt tăng cạnh tranh toàn cầu trong 2014

Hãng phần mềm về hạ tầng ảo hóa và điện toán đám mây VMware vừa công bố những xu hướng mới trong năm 2014, giúp thúc đẩy sự chuyển mình của các doanh nghiệp (DN) Việt Nam.

Bối cảnh CNTT trong khối DN năm 2013

Có hai nhân tố chính thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực CNTT trong khối DN trong năm nay.

Thứ nhất, công nghệ ảo hóa là yếu tố then chốt cho phép các tổ chức đổi mới và phát triển bằng cách tinh giản các hoạt động CNTT để hỗ trợ các mục tiêu và ưu tiên kinh doanh, đồng thời cho phép triển khai các dự án CNTT mang tính chiến lược.

Theo khảo sát IDC Server Economies Index (Chỉ số kinh tế máy chủ của IDC) - được VMware tài trợ, thì ảo hóa đã giúp khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tối giản được 98 tỉ USD từ năm 2013 tới năm 2020 cho việc chi tiêu liên quan đến phần cứng, điện năng, bất động sản và chi phí quản lý. Ảo hóa là một trong những nhân tố có tính đột phá và chuyển đổi mạnh mẽ nhất trong ngành CNTT hiện tại và tất cả những chi phí cắt giảm được nói trên sẽ được dùng để tiến hành các dự án mang tính chiến lược hơn trong lĩnh vực này.  

Thứ hai, ngành CNTT đang chuyển mình sang theo hướng tiếp cận “định nghĩa bằng phần mềm” (Software-Defined) trong quản lý các Trung tâm dữ liệu. Trung tâm dữ liệu được định nghĩa bằng phần mềm (Software Defined Datacenter) hiện đang giúp khối DN CNTT gắn kết chặt chẽ hơn, linh động hơn, cho phép tận dụng tối ưu các dịch vụ điện toán đám mây tư nhân và đám mây công cộng, đồng thời giúp lực lượng lao động trở nên di động hơn (xu thế BYOD).

Những xu hướng nổi bật trong năm 2013

Xu hướng mạnh mẽ nhất tại thị trường Việt Nam đó là sự phát triển không ngừng của điện toán đám mây. Tỉ lệ ứng dụng điện toán đám mây tại thị trường Việt Nam hiện nay là 39%, và điện toán đám mây được coi là ưu tiên hàng đầu trong các DN nhờ giúp cải thiện hiệu năng kinh doanh (Nguồn: VMware Cloud Index 2013, nghiên cứu khảo sát thực hiện trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương do VMware tài trợ, được thực hiện bởi công ty nghiên cứu thị trường Forrester Consulting).

Thách thức hiện nay đối với các DN là hướng các dự án CNTT phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Tại Việt Nam, 88% DN cho biết ưu tiên hàng đầu của họ đó là điều chỉnh sao cho phù hợp với kỳ vọng ngày càng tăng từ phía khách hàng và cải thiện mức độ hài lòng của khách hàng.

Một xu hướng khác tại Việt Nam đó là lực lượng lao động di động sử dụng nhiều thiết bị. Các DN sẽ phải mở rộng nguyên tắc cốt lõi của ảo hóa để tạo ra không gian làm việc ảo cho người dùng cuối làm việc khi di chuyển.

“Có thể gọi đây là xu thế BYOD hoặc DN cho phép ứng dụng tính di động (enterprise-enabled mobility). Tuy nhiên, các DN cần phải đưa ra một chiến lược điện toán người dùng cuối phù hợp nhằm mang lại hiệu năng cao hơn cho lực lượng lao động của họ ở bất cứ đâu, tại bất kỳ thời điểm nào và trên bất kỳ thiết bị di động nào - điện thoại di động, điện thoại thông minh, máy tính bảng, phablet hay máy tính xách tay. Công việc hiện nay không nhất thiết phải ở một vị trí cố định và các nhân viên cần một giải pháp an toàn, không rủi ro dưới sự hỗ trợ của CNTT”, ông Quán cho biết thêm.

Viễn cảnh năm 2014

Xu thế ảo hóa, điện toán đám mây và di động người dùng cuối sẽ tiếp tục là những xu thế phát triển mạnh trong năm 2014 đồng thời thúc đẩy sự đổi mới, theo đó việc ứng dụng và phát triển xu thế này sẽ có khả năng thành công cao hơn. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi sẽ đòi hỏi cần có sự thay đổi về văn hóa trong tư duy của DN.

Ảo hóa và Trung tâm dữ liệu được định nghĩa bằng phần mềm (SDDC)

Ảo hóa sẽ tiếp tục tăng tốc phát triển trong năm sau khi mà tất cả các lĩnh vực tại thị trường Việt Nam nhận ra những lợi ích của ảo hóa và ứng dụng điện toán đám mây trở nên phổ biến. Các trường đại học, các bộ ngành trong chính phủ và các nhà mạng viễn thông đã ứng dụng điện toán đám mây nhằm đưa ra những dịch vụ mới và để phát triển các chương trình giáo dục.

Khảo sát VMware Cloud Index 2013 cho thấy 83% các DN Việt Nam coi đám mây là ưu tiên hàng đầu hoặc có tầm ảnh hưởng lớn tới tổ chức của họ; 67% DN Việt Nam cho biết điện toán đám mây hoặc xu hướng “dưới dạng 1 dịch vụ” (as-a-Service) là thực sự quan trọng/quan trọng đối với tổ chức của họ, đồng thời tác động mạnh tới việc chuyển đổi kinh doanh.

“Điều đáng mừng là ngày càng có nhiều DN nhìn nhận được những tiềm năng mà điện toán đám mây mang lại. Trong năm 2014, chúng tôi kỳ vọng các DN sẽ tập trung đầu tư nhiều hơn về thời gian, tiền bạc và những kỹ năng của họ vào điện toán đám mây tư nhân, tiếp đến là điện toán đám mây lai” - ông Huỳnh Phúc Yêm Quán, Tổng giám đốc VMware Việt Nam chia sẻ.

Quản lý các thiết bị di động và Điện toán người dùng cuối

Xu hướng điện toán người dùng cuối trong năm 2013 được kỳ vọng sẽ bùng nổ mạnh mẽ trong năm tới do lực lượng lao động tiếp nhận xu thế BYOD ngày càng nhiều hơn. Sự khác biệt của các thiết bị di động trên thị trường và các mô hình điện toán khác nhau đòi hỏi hạ tầng CNTT cần phải được nâng cấp. Những chính sách DN về sử dụng các thiết bị phần cứng mà nhân viên sở hữu cần được xem xét kỹ, cập nhật mới và cởi mở hơn bởi vì chỉ có 32% các DN tại Việt Nam cho biết họ sở hữu hạ tầng CNTT phù hợp và sẵn sàng cho các chương trình BYOD.

Việc ứng dụng xu thế BYOD ngày càng rộng rãi dẫn tới lực lượng lao động sẽ tận dụng khả năng truy nhập đám mây tư nhân trên nhiều thiết bị di động khác nhau. Người dùng sẽ sử dụng nhiều thiết bị khác nhau, gồm cả PC vẫn là một trong số các lựa chọn, nhưng không một thiết bị nào sẽ đóng vai trò như một thiết bị trung tâm chính cả. Do vậy, điện toán đám mây sẽ là công cụ phổ biến cho phép kết nối những thiết bị này.    

Khi Việt Nam theo đuổi mục tiêu tận dụng điện toán đám mây để xây dựng lực lượng lao động lành nghề và để cạnh tranh trên đấu trường quốc tế thì xu thế ảo hóa và định nghĩa bằng phần mềm (software-defined) sẽ càng ngày trở thành yếu tố quan trọng để các DN có thể giảm thiểu chi phí vận hành và quản lý, đồng thời tiếp thêm sức mạnh cho họ hướng tới những đổi mới, sáng tạo trong tương lai.

Ông Huỳnh Phúc Yêm Quán, Tổng giám đốc VMware Việt Nam, cho biết: “Ảo hóa và điện toán đám mây sẽ đóng vai trò quan trọng khi Việt Nam tiếp tục xây dựng và phát triển lực lượng lao động kỹ năng cao để cạnh tranh với các nước trên toàn cầu. Sự tăng tốc ứng dụng điện toán đám mây sẽ không chỉ giúp các DN Việt Nam đáp ứng những kỳ vọng ngày càng cao của khách hàng, nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng cùng chất lượng và năng lực sản phẩm của họ, đồng thời còn giúp cho chính phủ gia tăng những lợi ích của các chương trình quốc gia cũng như giáo dục trên toàn bộ đất nước Việt Nam.”

Theo Ictpress.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0