Theo đó, từ khi triển khai (tháng 1/2013) đến nay, dự án đã đạt được ba kết quả quan trọng: lựa chọn công cụ đánh giá phù hợp nhất cho dự án; sử dụng công cụ này để đánh giá trạng thái phát triển CPĐT tại Đà Nẵng; dựa trên các kết quả đánh giá, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực giám quản của chương trình phát triển CPĐT tại Đà Nẵng.
Dự án đã triển khai và hoàn thành chương trình khảo sát rộng với quy mô bao gồm ba đối tượng chính: các sở, ban ngành quận, huyện; các doanh nghiệp vừa và nhỏ; người dân.
Quang cảnh hội thảo
Theo khảo sát trên 700 người dân, doanh nghiệp về mức độ hài lòng thì 73% (hơn 500 người) thường xuyên sử dụng dịch vụ công trực tuyến; phần lớn, những người vào sử dụng dịch vụ công để tìm hiểu về quy trình, thủ tục, thời gian, tải mẫu biểu điện tử liên quan từ trang web để giải quyết thủ tục; nộp hồ sơ… Hơn 70% số người đánh giá hài lòng sau khi sử dụng dịch vụ công và sẽ tiếp tục sử dụng.
Việc sử dụng dịch vụ công nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại, và chi phí phát sinh ngoài ý muốn đối với người sử dụng. Tuy nhiên, người dân ít quan tâm đến việc sử dụng các dịch vụ trực tuyến; một phần cũng do trình độ, kỹ năng công nghệ thông tin và truyền thông của người dân còn chưa cao.
Dự án nhằm hoàn thiện và đưa vào sử dụng khung và công cụ đánh giá về hiện trạng phát triển CPĐT tại Đà Nẵng; phát hiện những điểm mạnh để phát huy, cũng như những tồn tại cần khắc phục để góp phần hoàn thiện hơn nền hành chính điện tử của thành phố.
Việc đánh giá còn giúp đo lường mực độ hài lòng của người dân đối với các dịch vụ công được cung cấp; tham mưu cho thành phố trong việc ra quyết định đối với các giai đoạn phát triển tiếp theo của chính quyền điện tử TP Đà Nẵng.
Theo Dantri.com.vn