Thứ hai, 22/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 06/12/2013
Đại học FPT lần đầu thẳng tiến vào Chung kết ACM/ICPC toàn cầu

Olympic Tin học Sinh viên Việt Nam lần thứ 22 (OLP’13) và Kỳ thi lập trình sinh viên quốc tê ACM/ICPC Hà Nội - do trường Đại học Duy Tân Đà Nẵng đăng cai tổ chức từ 26-29/11/2013 đã thành công tốt đẹp, Đại học Kinh tế Quốc dân đã lần đầu giành CUP vàng Siêu CUP OLP’13, Đại học FPT và Đại học Khoa học tự nhiên Tp Hồ Chí Minh đoạt 2 giải Nhất ACM/ICPC -  Đại học FPT vô địch Việt Nam, ngôi Vô địch ACM/ICPC Asia Danang 2013 thuộc về Đại học Pekin Trung Quốc và 2 đội tuyển Runes of Champion và HCMUS-Accepters chắc chắn sẽ góp mặt trong Top 100 trường tại Chung kết ACM/ICPC toàn cầu tại Ekaternburg - Nga từ 22-26/6/2014

Olympic cuộc thi dành cho sinh viên CNTT quy mô lớn nhất và sôi động nhất

Olympic Tin học Sinh viên Việt Nam đã qua 22 năm liên tục với các cuộc thi sôi động diễn ra tại các trường ĐH&CĐ trên khắp các tỉnh và thành phố, là một phong trào thiết thực với sinh viên các trường Đại học & Cao đẳng, là một trong những nguồn phát hiện và phát huy tài năng trí tuệ của lớp trẻ Việt Nam bổ xung nguồn lực CNTT-TT phục vụ công cuộc Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước do Bộ Giáo dục & Đào tạo, Hội Tin học VN và Hội Sinh viên VN đồng tổ chức. Trường Đại học Duy Tân Đà Nẵng đơn vị đăng cai đã tạo mọi điều kiện tổ chức Olympic và ACM/ICPC tốt nhất.

OLYMPIC Tin học sinh viên đã khẳng định phong trào học tập và giảng dạy CNTT-TT trong các trường ĐH&CĐ ngày càng cần thiết, phong phú và thiết thực. Tuy là cuộc thi mang tính chuyên môn cao nhưng đã lôi cuốn được các trường, khoa không đào tạo chuyên ngành CNTT và sinh viên khối cao đẳng cùng tham gia trong một sân chơi kỹ năng – trí tuệ chung của Việt Nam.

Kỳ thi ACM/ICPC Việt Nam đã 6 lần trực tiếp tổ chức lần lượt tại Hà Nội (2006), Đà Nẵng (2007), Tp Hồ Chí Minh (2008), Nha Trang (2009), Hà Nội (2010 và 2012) từ đây các sinh viên Việt Nam liên tục có mặt tại vòng Chung kết ACM/ICPC toàn cầu. Đây là kỳ thi : trí tuệ - kỹ năng, phong cách làm việc tập thể, tính hoàn thiện và từ đây các điểm còn yếu của sinh viên Việt Nam sẽ không ngừng được trau dồi và nâng cao.    

 

Quang cảnh lễ Khai mạc OLP’13 và ACM/ICPC Đà Nẵng 2013 sáng 27/11

 

Tại OLP’13 và ACM/ICPC Hà Nội 2013 với: gần 800 sinh viên từ 71 trường ĐH&CĐ Việt Nam tham dự, 15 Đội tuyển các  trường đến từ 7 nước Châu Á (Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Indonesia, HongKong, Thailand và Đài Loan) gần 150 thầy cô giáo huấn luyện viên, gần 300 đội tuyển dự thi 7 khối thi: Siêu CUP OLP, Chuyên Tin, Không chuyên, Cao đẳng, Phần mềm nguồn mở, 111 đội tuyển với 333 sinh viên tham dự ACM/ICPC Asia Danang 2013. Quy mô của OLP và ACM/ICPC tại Việt Nam: khối thi Chuyên tin có 150 sinh viên dự thi với điều kiện mỗi trường chỉ 1 đội không quá 3 sinh viên, Khối Siêu CÚP OLP với 66 sinh viên, Không chuyên 98 sinh viên, Cao đẳng 68 sinh viên, PNM 38 sinh viên Kỳ thi ACM/ICPC với 111 đội tuyển dự thi trong đó có 15 đội tuyển quốc tế. 

Cùng đồng hành OLP’13 và ACM/ICPC Hà Nội là Chung khảo Giải thưởng mùa hè sáng tạo viết ứng dụng Phần mềm nguồn mở với 03 dự án xuất sắc nhất vào chung khảo từ 20 dự án sinh viên đăng ký thực hiện từ tháng 4/2013.

 

PGS.TS Phạm Bảo Sơn, thành viên Hội đồng giám khảo phát biểu

 

Phần đóng góp quan trọng không thể thiếu được là tập thể Hội đồng giám khảo OLP và ACM/ICPC không kể là cương vị lãnh đạo, Hiệu trởng, trưởng - phó khoa  hay giảng viên các thầy đã hết lòng vì chất lượng chuyên môn và uy tín với tuổi trẻ CNTT Việt Nam. Nhiều gương mặt trẻ đã tích cực đóng góp cho phong trào đó là các cựu học sinh giải Quốc tế những năm 90, 2000 nhiều thành viên trẻ vừa tốt nghiệp đại học đã nhiều năm tham dự giải Olympic và ACM/ICPC, thành viên hội đồng chính thức trẻ nhất là Nguyễn Duy Khương, CUP Bạc Siêu Cup OLP đã từng tham dự Chung kết ACM/ICPC toàn cầu. Hội đồng giám khảo do PGS.TS. Nhà giáo ưu tú Hồ Sĩ Đàm chủ trì vẫn tiếp tục khẳng định là Hội đồng giám khảo thi lập trình hàng đầu Việt Nam. Phụ trách khối thi ACM/ICPC Hà Nội là PGS.TS Bùi Thế Duy và TS. Phạm Bảo Sơn. Các thầy đã là hạt nhân không thể thiếu được làm nên thành công của kỳ thi OLP’13 & ACM/ICPC Đà Nẵng năm 2013.

 

Hội thi đã được sự hỗ trợ tài trợ của toàn xã hội, Bộ KHCN, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam hỗ trợ tổ chức kỳ thi, UBND thành phố Đà Nẵng hỗ trợ giải thưởng cho các sinh viên đến từ Đà Nẵng, đường sắt VN giảm giá vé 20%, các Công ty Huawei VN, Intel VN, Hồng Cơ, Misa và Tập đoàn FPT cùng nhiều doanh nghiệp đã tài trợ với các giải thưởng giành các sinh viên xuất sắc đoạt giải.

Olympic - ACM/ICPC và vị trí của sinh viên CNTT Việt Nam trong các kỳ thi kỹ năng và sáng tạo trong nước và quốc tế

Trong khuôn khổ OLP’13, buổi toạ đàm với chủ đề “Sinh viên CNTT với Sáng tạo thu hút trên 100 lãnh đạo, giảng viên các trường đại học và cao đẳng và các chuyên gia trong đó có nhiều thầy đã nhiều lần đưa đội tuyển thi Tin học Quốc tế của Việt Nam đến với đỉnh vinh quang. Tại đây Hội Tin học Việt Nam với kinh nghiệm 20 năm tổ chức OLP, 7 năm hội nhập qua kỳ thi ACM/ICPC và đồng hành cùng sinh viên Việt Nam qua các kỳ thi Topcoder, Google Code Jam, Imagine CUP, Google Summer of Code đã mời Tập đoàn Huawei và công ty phối hợp VNG giới thiệu chi tiết về Cuộc thi Sáng tạo ứng dụng di động dành cho sinh viên (từ 11/2013 đến 4/2014).

Nội dung chính trong toạ đàm, các đại biểu và các thày cô đều nhất trí cho rằng: với gần 300 trường có đào tạo CNTT cần thiết đưa nội dung thi Olympic cho sinh viên thành bắt buộc, trước hết cho các trường có đào tạo CNTT và khuyến khích các trường khác cùng tham gia. Qua OLP chúng ta sẽ thấy rõ hiện trạng đào tạo CNTTT có đủ đáp ứng sự nghiệp đào tạo nguồn lực CNTT hay không và từ đây qua đánh giá kỹ năng – năng lực sinh viên các trường sẽ rõ hơn về hiện trạng trong bảng xếp hạng thứ bậc tranh tài. Nhà nước, Bộ GD-ĐT cần phải quan tâm cụ thể đến hoạt động thiết thực này: không tháo khoán, tạo môi trường để các trường tham gia như trách nhiệm với sự nghiệp đào tạo chuyên ngành CNTT; nhà nước cần hỗ trợ kinh phí cụ thể từ nguồn ngân sách như đã đề cập trong Quyết định số 698/QĐ-TTg của Thủ tướng phê duyệt “Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020” và Đề án sớm đưa Việt Nam trở thành nước mạnh về CNTT-TT. Cần phải thể chế rõ ràng quyền lợi chính thức cho sinh viên tham gia các kì Olympic Tin học và đạt giải, các trường cần chủ động và tạo điều kiện tốt nhất kể cả kinh phí  để đưa các sinh viên tài năng tham dự các hoạt động phong phú của Olympic. Ban Tổ chức, Hội đồng giám khảo và các thày cô cũng phải tích cực, chủ động và sáng tạo góp phần đổi mới hoạt động Olympic ngày càng thiết thực và  hội nhập các chuẩn quốc tế. Hội nghị cũng nhất trí từ năm 2014 sẽ bỏ phần thi Excel trong cáckhối Không chuyên và Cao đẳng. Trong Quy chế 2014 về đối tượng dự thi sẽ căn cứ quy định nhóm ngành đào tạo CNTT và các ngành không chuyên CNTT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

 

Phát động Cuộc thi Sáng tạo ứng dụng Di động 2013

 

Ngày 28/11 Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng Công ty Huawei Việt Nam và Đại học Duy Tân công bố Cuộc thi Sáng tạo ứng dụng di động 2013 và giao lưu Sinh viên CNTT với sáng tạo cùng gần 400 sinh viên và các thầy cô. Ban Tổ chức kỳ vọng từ OLP hàng trăm sinh viên CNTT ưu tú sẽ là các chiến binh sáng tạo thực thụ tham gia sáng tạo ứng dụng di động nhằm đoạt 2 giải nhất trị giá 100 triệu đồng tại Chung khảo cuộc thi vào tháng 4/2014. Tại buổi giao lưu các sinh viên đã có dịp gặp gỡ, trao đổi với các nhân vật đặc biệt nổi danh trong sáng tạo từ phong trào Olympic đó là : Phạm Hữu Ngôn - Giải Nhất Nhân tài đất Việt 2009, Nhóm Centech giải nhất Nhân tài đất Việt 2013 với sản phẩm Mobi Avetisting Network, một nhân vật không thể nhắc đến là TS Lê Khắc Hiếu đang làm việc tại Facebook (San Diego) nguyên Giải nhất OLP năm 2011, họ đã trưởng thành phục vụ đất nước và làm việc tại các trung tâm, doanh nghiệp nổi tiếng toàn cầu. Đã có nhiều bạn trẻ trở về Việt Nam ở tuổi 30-40 đã là trưởng, phó khoa CNTT, nhiều bạn từ giải Siêu CUP, tham dự chung kết ACM/ICPC và các kỳ thi khác đang làm tiến sỹ ở tuổi ngoài 20 và tất cả đều tự hào và sẵn lòng tham gia phong trào chung vì tuổi trẻ sinh viên CNTT. Trong ngày 28/11 còn nhiều hoạt động toạ đàm, giao lưu về PMNM đã được triển khai như: toạ đàm về PMNM, bảo về chung khảo Mùa hè sáng tạo PMNM....  

 

Ông Nguyễn Long Trưởng Ban tổ chức OLP’13 phát biểu tại lễ khai mạc

 

OLP’13 Đại học Kinh tế quốc dân   -  lần đầu tiên lên ngôi vô địch Siêu CUP

OLP’13 là cuộc thi giải cá nhân và đồng đội quy mô lớn lôi cuốn sự tham gia các sinh viên giỏi tin học toàn quốc, năm 2013 hứa hẹn đầy kịch tính về thứ hạng và tạo tính sôi động trong kỳ thi.

 

Văn nghệ Bế mạc OLP’13

 

Các khối thi OLP dẫn đầu - Giải nhất Vô địch - Chuyên Tin thuộc về Hoàng Lê Hải (ĐH Kiến trúc Hà Nội), Giải Nhất - Vô địch Không chuyên tin - Quách Đình Hiếu (ĐH Kiến Trúc HN), Giải nhất Vô địch - Cao đẳng thuộc về Trân Lê Cường (ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội). Giải Nhất Khối tập thể Phần mềm mã nguồn mở thuộc về: Đội Đại học Bách khoa, ĐHQG Tp Hồ Chí Minh.  

Giải Đồng đội OLP’13 thuộc về Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Hà Nội (Chuyên Tin) ,Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh (Không Chuyên Tin) và Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (Cao đẳng).

 

Thứ trưởng Bộ TTTT phát biểu tại lễ Trao thưởng OLP’13 và ACM/ICPC Đà Nẵng 2013

 

Siêu CUP OLP’13 thuộc về : Nguyễn Ngọc Hiệu (ĐH Kinh tế Quốc dân), 02 CUP bạc OLP’13 thuộc về Lê Khắc Tuấn (ĐH Bách khoa Hà Nội) và Phạm Phước Nguyên (ĐH Bách Khoa Tp HCM).

 

Trao thưởng cho 4 vô địch các Khối Siêu CUP, Chuyên Tin, Không chuyên tin và Cao đẳng.

 

Các Giải Nhất OLP’13 đều nhận được Bằng khen của Bộ Giáo dục và đào tạo và Giải Nhất PMNM được nhận thêm Bằng khen của Bộ KH&CN, ngoài ra Bộ KH&CN tặng Bằng khen cho các trường đoạt giải Đồng đội.

 

Trao thưởng Giải Đồng đội các Khối Chuyên Tin, Không chuyên tin và Cao đẳng.

 

Bộ Giáo dục Đào tạo trao bằng khen cho trường Đại học Duy Tân, Khoa CNTT - Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn Thông Hà Nội và Thầy Tiến - Đại học kiến trúc có nhiều thành tích với phong trào Olympic Tin học.

 

Bộ GD-ĐT trao bằng khen cho các Tập thể và cá nhân xuất sắc trong OLP’13.

 

Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam trao bằng khen cho trường Đại học Duy Tân, các Khoa CNTT, và các cá nhân là giảng viên, huấn luyện viên và HHội đồng giám khảo có nhiều thành tích với phong trào Olympic Tin học.

 

 

Giải thưởng Mùa hè sáng tạo PMNM trong Olympic

Giải thưởng Mùa hè sáng tạo viết ứng dụng phần mềm nguồn mở trên cơ sở mô phỏng “Google Summer of Code” viết mã nguồn cho các dự án PMNM, từ tháng 5 đến tháng 9 trên cơ sở các dự án của  sinh viên với các ý tưởng gửi tham dự, hội đồng đã lựa chọn 12 dự án có ý tưởng và kế hoạch thực hiện trong 2 tháng tốt nhất để hoàn thiện và phát triển. Các dự án lựa chọn được Ban Tổ chức đầu tư 4 triệu đồng để hoàn thiện và các giám khảo đánh giá giữa giai đoạn vào cuối tháng 8. Từ 10/2013 Hội đồng giám khảo đã tích cực làm việc và đánh giá lựa chọn được 3 dự án xuất sắc nhất vào vòng Chung khảo. Ngày 28/11, 3 dự án vào chung khảo đã lần lượt bảo vệ để dành ngôi vị quán quân. Hội đồng giám khảo đã trực tiếp nghe các dự án trình bày 20-25 phút và chất vấn cùng nhóm tác giả trong 25 phút cho mỗi dự án. Mùa hè sáng tạo đã có chủ nhân đoạt giải Nhì với dự án của Đại học Duy Tân.

Trao thưởng Cuộc thi Mùa hè sáng tạo viết ứng dụng PMNM

 

Việt Nam sẽ góp 2 đội tuyển vào Chung kết ACM/ICPC toàn cầu tại Ekaterinburg Nga.

Kỳ thi ACM/ICP Asia Danang năm 2013, từ đây sẽ chọn lựa các đội tuyển xuất sắc nhất ghi danh trong Top 100 trường đại học sẽ có mặt tại Ekaterinburg - Nga trong Chung kết toàn cầu ACM/ICPC từ 22-26/6/2013.

 

111 đội dự ACM/ICPC với 333 sinh viên  tham gia thi đấu tạo một không khí đầy sôi động, phấn khích tại King’ss Palace - Khu thi đấu ACM/ICPC Asia Danang.  Các Đội tuyển rất quyết tâm và có thể thấy nhiều gương mặt đặc biệt từ Việt Nam đến Quốc tế như : ĐH Pekin (TQ), Taiwan University, Đại học Hồng Kông, Đại học Công nghệ Hà Nội, ĐH KHTN Tp HCM với các coder chủ công các CUP vàng, bạc, đồng Siêu CUP OLP các năm, với nhiều gương mặt Giải Quốc tế IOI. Trước đó, với quyết tâm giữ vị trí đại diện Việt Nam dự World Final các trường ĐH KHTN Tp HCM và Đại học FPT cử các đội mạnh gồm các sinh viên đầy tiềm năng đã có thứ hạng cao tại vòng thi ACM/ICPC Quốc gia online (26/10) tham dự vòng loại ACM/ICPC Asia Jakarta (24/10) và Asia Phuket Thái Lan (22/11) với kết quả đáng khích lệ: Runes of Champion (Đh FPT) rank 3 đoạt giải Nhất tại Jakarta, HCMUS- Accepter đoạt giải Ba  tại Phuket.

Ngày 26/10/2013, 162 đội tuyển Việt Nam đã tranh đua tại Vòng Quốc gia online ACM/ICPC Việt Nam, từ đây chọn lựa 96 đội tuyển có thành tích tốt để tham gia Kỳ thi ACM/ICPC Asia Đà Nẵng 2013. Tại vòng online Đội tuyển Independence ĐH Công nghệ ĐHQG Hà Nội đoạt ngôi Vô địch, Đội tuyển    

 

Trao chứng nhật Giải thưởng vòng loại ACM/ICPC Quốc gia online

 

Kỳ thi ACM/ICPC năm 2013 bắt đầu từ 8h00 phút sáng 29/11 và sôi động từ ngay những phút đầu.   Các đội với 1 PC phải giải quyết tổ hợp 10 vấn đề khó khác nhau trong vòng 5 tiếng với nguyên tắc gửi bài và chấm tự động trên hệ chấm chuẩn quốc tế PC^2 mới version 9.2 và chỉ đúng mới được 1 điểm, sai sẽ nộp lại đến khi đúng và bị cộng thêm cho mỗi lần nộp 20 phút tính giờ.

Căng thẳng thi đấu giành giật vị trí trong Top 10 ACM/ICPC Đà Nẵng

 

Quang cảnh Kỳ thi  ACM/ICPC Đà Nẵng năm 2013

 

Từ 8h00 đến 13h15 các đội tuyển đấu thứ hạng trong 5 tiếng căng thẳng, hồi hộp. Chung cuộc đến khi tắt hệ thống thông báo kết quả mới có 1 đội giải được 7 bài, 1 đội giải được 6 bài, tiếp theo là các đội mới có 4-5 bài. Tiếng cuối cùng là sự bứt phá ngoạn mục của các đội tuyển, hầu như tất cả các đội hàng đầu đều giải được thêm ít nhất 1 bài. Thật là nỗ lực tuyệt vời đội Runes of Champion đã có điểm thêm 2 bài vào phút: 244, 283 (tính cả phút trừ giờ theo lần nộp) nâng số bài lên 8 dẫn đầu, rất không may đội Pekin University giải được bài thứ 8 vào phút thứ 279 nhưng tổng thời gian gộp chỉ có 1065 và ĐH FPT chỉ kém 9 phút với 1074. Đội HCMUS Accepters có thêm bài 6 vào phút 257 và trụ lại ở vị trí thứ 3 đến cùng trên đội bám đuổi đến từ Taiwan University cùng 6 bài với thời gian lớn hơn cách biệt  64 phút. 

 

TS. Lê Nguyên Bảo Hiệu phó Đại học Duy Tân, Giám đốc ACM/ICPC Đà Nẵng  phát biểu bế mạc

 

Chung cuộc, chỉ có 2 đội giải được 8/10 bài, các đội tuyển giải được 9/10 ssố bài của kỳ thi, không đội nào được 7 bài, 5 đội giải được 5 bài, 6 đội có 5 bài và 11 đội giải được 4 bài. Tổng số đội giải được ít nhất 1 bài là:109 đội trong đó có nhiều đội tuyển không chuyên tin học và cao đẳng.

 

Kết quả 13 đội đứng đầu ACM/ICPC Đà Nẵng  2013 (theo chuẩn ACM/ICPC)như sau:

 

Rank

Team

Solved

Time

Giải

1

Obsidian

8

1065

Vô địch

Peking University

 

2

Runes of Champion

8

1074

Nhất

FPT University

 

3

HCMUS-Accepters

6

835

Nhất

Ho Chi Minh City University of Science

 

4

SULMC

6

899

Nhất

National Taiwan University

 

5

binding.pry

6

973

Nhì

Tokyo Institute of Technology

 

6

Freedom

6

981

Nhì

University of Engineering and Technology - VNU

 

7

Champion

6

990

Nhì

Seoul National University

 

8

Sepiring Ber2.0

5

609

Nhì

University of Indonesia

 

9

BIG BOSS

5

634

Ba

University of Hong Kong

 

10

[MU]-Sirius

5

700

Ba

Mahidol University

 

11

SALTBK

5

703

Ba

Hanoi University of Science and Technology

 

12

HUSTHTC

5

719

Đồng

Giải Ba

Hanoi University of Science and Technology

 

13

JongMan Book

5

728

Ba

Yonsei University

 

 

Đội Đại học Pekin Vô địch cùng 3 đội Nhất ACM/ICPC Đà Nẵng năm 2013

 

Đội tuyển Obsidian đến từ ĐH Pekin (TQ) soái ngôi Vô địch, kế đó là ĐH FPT và giải nhất tiếp theo là HCMUS- Accepters - ĐH KHTN - ĐHQG Tp HCM và SULMC - Đại học Taiwan. Trong số 13 đội xét giải có 1 trường có 2 đội đoạt giải là ĐH Bách khoa Hà Nội, các trường khác chỉ được một đội tuyển đại diện trao giải. Trong đội đoạt giải cao tại ACM/ICPC Đà Nẵng 2013, có 5 đội tuyển Việt Nam và 8 đội tuyển Quốc tế đến từ Trung Quốc (1), Taiwan (1), Nhật Bản (1), Hàn Quốc (2), Hongkong (1), Indonesia (1) và Thailan (1). 5/13 đội tuyển Việt Nam có trong danh sách xếp giải và là các trường đào tạo nguồn lực CNTT chất lượng cao hàng đầu Việt Nam. Hai đội tuyển Việt Nam đoạt giải nhất trong Top 4 là  ĐH FPT và giải nhất tiếp theo là HCMUS- Accepters - ĐH KHTN - ĐHQG Tp HCM  là tín hiệu động viên cho các trường đào tạo CNTT-TT hàng đầu Việt  Nam hoàn toàn chủ động để có được những gương mặt sáng giá nhất Việt Nam trong các cuộc thi đấu toàn càu và trong các năm tiếp theo. Tại các điểm Đông Nam Á khác đội chủ nhà (Indo và Thailan) đều có thứ hạng cao nhất ở mức rank 7, 11-13 thua các đội Việt Nam tham gia. Tại Site Phuket Thái Lan, 44 đội đứng đầu đều là Trung Quốc và Đài Loan.

 

Thứ trưởng Bộ TTTT trao Bằng khen cho 2 đội tuyển xuất sác nhất Việt Nam

 

Với kết quả này và hạng 3 tại Jakarta, đội tuyển Runes of Champion  - Đại học FPT Vô địch ACM/ICPC Việt Nam chắc chắn có mặt trong Chung kết toàn cầu ACM/ICPC tại Eketerburg.

Bộ TTTT đã trao bằng khen cho 2 đội tuyển ACM/ICPC : Đội ĐH FPT Nhất Việt Nam và Đội tuyển ĐH Ngoại thương Nhất ACM/ICPC Không chuyên.

Tại Châu Á có 16 điểm thi vòng loại Asia ACM/ICPC, Trung quốc có 5 điểm, Hàn Quốc - Nhật Bản - Đài Loan đều có 1 điểm, Đông Nam Á có 3 điểm là : Jakarta, Phuket và Đà Nẵng. Còn lại là các điểm Tây Á (Ấn độ, Iran, ...)

Đội tuyển Pekin xếp thứ 1 không thuộc diện được xét duyệt vào Chung kết toàn cầu tại các điểm thi vòng loại Đông Nam Á, nhưng đại diện của họ xuất hiện tại các vòng loại Trung Quốc (xếp riêng).

Trong 6 điểm khu vực Đông Nam Á và Nhật bản, Hàn Quốc, Đài loan để xét vào Chung kết toàn cầu ACM/ICPC (sau khi bỏ các đội Trung Quốc): Rank 1 - có 3 trường là Tổng hợp Tokyo, Tổng hợp Đài Loan và Tổng Hợp Singapore, Rank 2 - có Đại học FPT, Rank 3 có ĐH KHTN Tp HCM và Đại học Seoun, Rank 4 có  SungKymKwan (Korea). Như vậy tính đến hạng rank 4 mới có  7 đội vào World Final, BTC Châu Á sẽ tính xét bổ xung có thể thêm 3-4 đội và Indonesia và Thái Lan có thể có cơ hội dù chỉ ở mức Rank 6 và 10-11. Như vậy đội Nhất Việt Nam - Rank 3 tại Đà Nẵng là Accepters - Đại học KHTN Tp Hồ Chí Minh gần như cắc chắn có cơ hội tham dự Chung kết toàn cầu 2014.

Theo thông tin từ kết quả các vòng loại toàn cầu, vào Chung kết ACM/ICPC toàn cầu còn có: tại Hoa kỳ có 2 sinh viên Việt Nam trong đội hình của ĐH MIT và ĐH Stanford, trong đội ĐH NUS (Singapore) có một sinh viên Việt Nam. Như vậy sinh Việt Nam sẽ hiện diện trong 5 Đội tuyển vào Chung kết toàn cầu ACM/ICPC tại Ekaterinburg - Nga từ 22-26/11/2014.

Kết quả cuối cùng và danh sách chính thức gần 38 đội tuyển đại diện Châu Á  trong Top 100 đội tuyển từ 100 trường Đại học tham dự Chung kết toàn cầu ACM/ICPC tại Ekaterinburg sẽ do ông Chủ tịch ACM/ICPC Châu Á công bố vào đầu 1/2013.

Ban Tổ chức ACM/ICPC Asia Đà Nẵng còn công bố trao thưởng : Đội nhất khối không chuyên ACM/ICPC thuộc về Đại học Ngoại thương HN, Đại học Giao thông vận tải Tp HCM xếp giải nhì và Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội với giải Ba khối Không chuyên Tin.

Kết quả chi tiết OLP’13 và ACM/ICPC Danang 2013 trên: www.olp.vn.

Hẹn gặp lại năm 2013 tại Đại học Công nghiệp Tp Hồ Chí Minh,

Chúc các bạn trẻ tài năng CNTT thành công, thành công hơn nữa!

 

Ban Tổ chức OLP’13 và ACM/ICPC Danang 2013

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0