Thứ hai, 29/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 12/02/2007
Tháng 3/2008 Việt Nam sẽ có cáp nối trực tiếp đến Mỹ

Ảnh: STV Inc.
Ảnh: STV Inc.

Đường cáp mới dự kiến sẽ có tổng băng thông 1,28 Tb/giây (1 Tb tương đương 1.000 Gb) nhờ ứng dụng công nghệ truyền dẫn quang năng bằng phân chia bước sóng (Dense Wavelength Division Multiplexing - DWDM) hiện đại nhất hiện nay.

Tuyến cáp quang Asia American Gateway (AAG) do Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VN (VNPT) cùng 6 đối tác nước ngoài: AiTi (Brunei), CAT Telecom (Thái Lan), PLDT (Philippines), REACH (Hong Kong), StarHub (Singapore), Telecom Malaysia (Malaysia) ký kết thoả thuận hợp tác triển khai hồi tháng 6/2006, với tổng vốn đầu tư lên tới 780 triệu USD. Đại diện Viettel cho biết, công ty này cũng mới trở thành thành viên thứ 8 của AAG với vốn tham gia lần đầu là 20 triệu USD.

Độ dài tuyến cáp chính lên tới 20.000 km, nối liền Malaysia đến Mỹ qua các trạm Hong Kong, Philippines, Guam và Hawaii. Bốn nhánh phụ nối với Singapore, Thái Lan, Brunei và Việt Nam.

Sơ đồ đường cáp quang AAG.
Sơ đồ đường cáp quang AAG. Ảnh: AAG Consorrtium.

Theo thống kê của Trung tâm Internet VNNIC, Việt Nam hiện có 6 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kết nối Internet (IXP) và hơn 10 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet (ISP) đang hoạt động, tạo nên cơ sở hạ tầng khá mạnh với gần 7 Gb/giây kết nối quốc tế (dùng chung cho cả viễn thông). Trong đó, VNPT hiện dẫn đầu với 8 kết nối quốc tế thông lượng từ 155 đến 620 Mb/giây (tổng băng thông 3.565 Mp/giây). Tiếp theo là FPT với 6 kết nối 155-465 Mb/giây (tổng băng thông 1.395 Mb/giây) và Viettel có 5 đường 45-155 Mb/giây (tổng băng thông 710 Mb/giây). Các nhà cung cấp khác như EVN,

Hệ thống mạng kết nối trong nước cho Internet đạt khoảng 12 Gb/giây, trong đó hơn 10 Gb/giây kết nối qua hệ thống trung chuyển Internet trong nước VNIX giữa các IXP.

Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó tổng giám đốc Viettel, với việc tận dụng đường cáp quang AAG, Việt Nam có thể trở thành trung tâm trung chuyển băng thông của khu vực và được hưởng lợi nhiều từ việc mua bán, trao đổi băng thông. Ông Hùng cho biết, nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu xúc tiến những tuyến cáp từ Việt Nam sang Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Bangladesh…

Hiện nay, thông tin liên lạc tại châu Á đã gần như hoàn toàn trở về nguyên trạng trước ngày 26/12, kết thúc vụ khủng hoảng viễn thông tồi tệ nhất trong thập kỷ qua. Theo báo cáo từ các tàu sửa chữa, tín hiệu của tuyến cáp SMW3 trở lại bình thường vào ngày 1/2, tuyến FNAL cũng hoạt động bình thường từ ngày 4/2. Đường truyền chính EAC nối Singapore - Hong Kong dự kiến hoạt động trở lại vào 13/2. Các đường cáp còn lại sẽ được sửa chữa trong 2 tuần tới. Hoạt động của đội tàu chuyên dụng tại vùng biển diễn ra theo đúng kế hoạch, ngoại trừ một trục trặc nhỏ khiến tàu LodBrog của hãng Acatel trì hoãn việc sửa chữa cáp NACS chậm 1 ngày so với kế hoạch.

Theo Vnexpress

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0