Thứ hai, 25/11/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 03/10/2013
Lo chuyện “lọt lưới” sản phẩm CNTT kém chất lượng khi ưu tiên hàng Việt

Nếu không quy định chặt chẽ việc ưu tiên các loại sản phẩm, dịch vụ CNTT sản xuất trong nước khi đầu tư, mua sắm bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước, sẽ có thể “lọt lưới” những sản phẩm kém chất lượng vào khu vực công.

Hang Viet.jpg
Chủ trương ưu tiên sản phẩm trong nước nhằm giúp doanh nghiệp CNTT Việt Nam có thêm thị trường và doanh thu, nhưng không vì thế mà tạo kẽ hở cho hàng kém chất lượng “tràn” vào khu vực cơ quan Nhà nước. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Góp ý cho dự thảo Thông tư thay thế Thông tư số 42/2009 của Bộ TT&TT về ưu tiên đầu tư, mua sắm các sản phẩm CNTT sản xuất trong nước bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước hoặc vốn có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước, Bộ Tài chính đề nghị Bộ TT&TT nghiên cứu, bổ sung quy định để có căn cứ lựa chọn sản phẩm chất lượng tốt.

Theo Bộ Tài chính, một số máy chủ, máy tính để bàn, máy tính xách tay nói là sản xuất trong nước nhưng thực chất được lắp ráp chủ yếu từ linh kiện sản xuất tại nước ngoài, có giá thành rẻ song chất lượng không đảm bảo, nói cách khác thì đây là những sản phẩm chỉ được gia công công đoạn cuối tại Việt Nam. Nếu công nhận đây là sản phẩm trong nước được ưu tiên thì sẽ không đảm bảo tính cạnh tranh và không đáp ứng yêu cầu về chất lượng.

“Nếu ưu tiên hàng trong nước thì cũng phải đảm bảo chất lượng tốt hơn, giá rẻ hơn, tránh tạo kẽ hở để đưa sản phẩm kém chất lượng từ nước ngoài vào trong nước gia công công đoạn cuối để trở thành hàng trong nước và được hưởng chính sách ưu tiên”, Bộ Tài chính đề xuất.

Đối với sản phẩm phần mềm, Bộ Tài chính cũng đề nghị Bộ TT&TT nghiên cứu bổ sung các tiêu chí lựa chọn phần mềm chất lượng tốt, giá hợp lý, khi sử dụng rộng rãi không phải chịu toàn bộ chi phí bản quyền. Hiện chưa có tiêu chí, định mức để xây dựng giá gói thầu khi tổ chức đấu thầu mua sắm phần mềm, dẫn đến tình trạng phần mềm sao chép, chắp vá mà giá vẫn cao, gây lãng phí, thất thoát ngân sách Nhà nước.

Ghi nhận những góp ý vừa nêu, đại diện Vụ CNTT, Bộ TT&TT, đơn vị soạn thảo dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 42 cho biết trong phiên bản dự thảo mới nhất đã có các tiêu chí chặt chẽ nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm như độ tin cậy chất lượng sản phẩm, quy trình quản lý sản phẩm, các nội dung về bảo hành, bảo trì sản phẩm, tài liệu sản phẩm.

Đặc biệt, để loại bỏ các sản phẩm được sản xuất ở nước ngoài, chỉ gia công công đoạn cuối ở Việt Nam, dự thảo đã có những quy định như: Sản phẩm phần cứng, điện tử phải có chi phí sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ từ 20% trở lên trong tổng chi phí sản xuất ra sản phẩm, hoặc tổ chức, doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm có tối thiểu 50 lao động chuyên môn về phần cứng, điện tử là người Việt Nam đang làm việc ổn định (hợp đồng 1 năm trở lên), bao gồm cán bộ nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D), kiểm tra chất lượng, kỹ sư và công nhân trực tiếp sản xuất; Sản phẩm phần mềm và nội dung số phải có chi phí sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ từ 30% trở lên trong tổng chi phí sản xuất ra sản phẩm, tổ chức, doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm phải có tối thiểu 20 lao động chuyên về phần mềm là người Việt Nam đang làm việc ổn định gồm các cán bộ R&D, kiểm tra đảm bảo chất lượng, kỹ sư và lập trình viên;…

Đối với máy chủ, hiện nay chỉ quy định mua trong nước đối với những trường hợp sử dụng cho các ứng dụng đơn giản. Đối với máy tính để bàn, máy tính xách tay sản xuất trong nước, thì chỉ những sản phẩm bào đáp ứng được các tiêu chí mới được ưu tiên mua sắm. Thực tế cho thấy đã có một số sản phẩm máy tính đáp ứng tiêu chí đề ra trong dự thảo đang được sử dụng rộng rãi trong các cơ quan Nhà nước.

“Các tiêu chí đưa ra trong dự thảo đều được xây dựng bởi Hội đồng chuyên gia gồm các đại diện đến từ các Bộ, ngành, Hiệp hội chuyên về CNTT-TT. Việc tăng cường sử dụng sản phẩm trong nước sẽ tạo đà cho doanh nghiệp trong nước có những sản phẩm chất lượng cao”, đại diện Vụ CNTT khẳng định.

Theo Ictnews.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0