Thứ hai, 25/11/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 25/09/2013
Chỉ 20 - 30% văn bản trong CQNN được "điện tử hóa"

Ở cấp Bộ, ngành, mới có khoảng 30% văn bản được các cơ quan Nhà nước (CQNN) trao đổi dưới dạng điện tử hoàn toàn (không sử dụng văn bản giấy), còn ở cấp tỉnh, thành phố, tỷ lệ này chỉ đạt khoảng 20%, chưa hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động cải cách hành chính.

Hoi nghi truc tuyen.jpg
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son: “Đẩy mạnh ứng dụng thư điện tử và trao đổi văn bản điện tử góp phần cải cách hành chính”. Ảnh: X.B

Sáng nay, 24/9/2013, Bộ TT&TT tổ chức Hội nghị Tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 34/2008/CT-TTg về tăng cường sử dụng hệ thống thư điện tử trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước và Sơ kết 1 năm thực hiện Chỉ thị số 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước. Hội nghị được tổ chức theo phương thức trực tuyến giữa trụ sở Bộ TT&TT với 62 đầu cầu tại 62 địa phương trên cả nước.

Ông Phạm Văn Hải, Phó Cục trưởng Cục Ứng dụng CNTT cho biết, hoạt động triển khai ứng dụng thư điện tử của các cơ quan Nhà nước đã đạt được nhiều con số “đẹp” như: 100% các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ đã triển khai hệ thống thư điện tử chính thức (tên miền .gov.vn); 96,7% các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai hệ thống này; một số Bộ, ngành, địa phương điển hình có 100% cán bộ, công chức được cung cấp hộp thư điện tử phục vụ công việc.

Tuy nhiên, tỷ lệ các văn bản được trao đổi bằng phương thức điện tử vẫn hạn chế. Ở cấp Bộ ngành, có khoảng 30% văn bản được trao đổi dưới dạng điện tử hoàn toàn (không sử dụng văn bản giấy) còn ở cấp tỉnh, thành phố đạt khoảng 20%. Số lượng văn bản được trao đổi song song trên môi trường điện tử và bản giấy đối với các Bộ, ngành đạt khoảng 30 - 40%, các tỉnh thành là 30 - 35%.

Những con số trên thấp hơn dự kiến trước đây, khi Bộ TT&TT xây dựng Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt lộ trình thực hiện việc trao đổi văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan Nhà nước giai đoạn 2013 - 2015 (Theo đó, phấn đấu đến trước quý II/2013, 50% văn bản trao đổi giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để giải quyết công việc, ngoài bộ hồ sơ giấy đều phải gửi kèm văn bản điện tử của toàn bộ hồ sơ văn bản).

“So với yêu cầu đặt ra, các cơ quan Nhà nước chưa tận dụng hiệu quả các điều kiện hiện có để thực hiện trao đổi văn bản trên môi trường mạng. Vẫn có địa phương hầu như chưa có văn bản nào được trao đổi hoàn toàn trên môi trường mạng”, ông Phạm Văn Hải nhấn mạnh.

Cũng theo Dự thảo về lộ trình thực hiện việc trao đổi văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan Nhà nước giai đoạn 2013 - 2015, dự kiến từ năm 2014, trong hoạt động nội bộ của mỗi cơ quan Nhà nước sẽ có ít nhất 55% văn bản được trao đổi hoàn toàn dưới dạng điện tử và đến hết năm 2015 sẽ đạt mức 80%.

Để hiện thực hóa những mục tiêu trên, “Bộ TT&TT tổ chức hội nghị hôm nay nhằm đánh giá những kết quả đạt được, nhận diện những khó khăn, vướng mắc cũng như đưa ra những giải pháp, đề xuất để đẩy mạnh hoạt động triển khai ứng dụng thư điện tử vào trao đổi văn bản điện tử trong các cơ quan Nhà nước trong thời gian tới nhằm góp phần cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý Nhà nước”, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son chia sẻ.

Theo Ictnews.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0