Thứ tư, 15/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 09/02/2007
Đề nghị bãi bỏ một văn bản quản lý game online

Tổ công tác thi hành luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư vừa đề nghị bãi bỏ văn bản xác nhận điều kiện kỹ thuật, nghiệp vụ để cung cấp trò chơi trực tuyến do Bộ Bưu chính Viễn thông (BCVT) cấp. Lý do: văn bản này thiếu căn cứ pháp lý. Hiện, văn bản này gây chao đảo làng game

Theo "Báo cáo tổng hợp kết quả rà soát hệ thống các quy định về giấy phép kinh doanh" của Tổ công tác, cơ sở của văn bản này là Thông tư liên tịch số 60 về việc quản lý trò chơi trực tuyến ban hành tháng 6/2006, trong khi những văn bản tương tự phải được quy định trong nghị định do Thủ tướng ban hành.

Hiện, Tổ công tác đề xuất bãi bỏ văn bản này, chuyển đổi các yếu tố quản lý cần thiết thành điều kiện kinh doanh trò chơi trực tuyến. Nếu Bộ BCVT thấy việc duy trì văn bản là cần thiết cho công tác quản lý thì phải có công văn đệ trình Chính phủ xem xét. Trong trường hợp đồng thuận với những ý kiến của Bộ, Thủ tướng sẽ ban hành nghị định quy định riêng cho văn bản này. Ngược lại, nó sẽ được bãi bỏ ngay theo đề xuất của Tổ công tác.

Bản báo cáo của Tổ công tác cũng nhắc đến hiện thực về rắc rối trong việc triển khai giấy phép này, trong đó có “sự hiểu không thống nhất về giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến giữa Bộ BCVT và Sở BCVT TP HCM”.

Đa số game online bị giảm lượng khách hàng sau khi triển khai giới hạn giờ chơi.
Đa số game online bị giảm lượng khách hàng sau khi triển khai giới hạn giờ chơi. Ảnh: Hưng Hải.

Trên thực tế, việc áp dụng biện pháp kỹ thuật hạn chế giờ chơi của game thủ được coi là yếu tố chính trong quá trình thẩm định điều kiện kỹ thuật, nghiệp vụ của doanh nghiệp cung cấp game online. Tuy nhiên, sự đa dạng của loại hình giải trí này dẫn đến thực tế không công bằng trong các trò chơi đang được cung cấp. Những game thuộc thể loại nhập vai trực tuyến (MMORPG) chịu ảnh hưởng nặng. Theo báo cáo mới đây của VinaGame, lượng người chơi game Võ lâm truyền kỳ của công ty này giảm tới 50% từ khi bắt đầu áp dụng hạn chế giờ chơi, các game khác như Cửu long tranh bá, Ragnarok cũng giảm 25% - 35%. Ngày 6/2, trò chơi Ragnarok đã phải tạm ngưng server vì không giới hạn kịp tính năng mua bán đồ của game thủ.

“Sau 1 tháng thực hiện, hàng loạt trò chơi của chúng tôi bị sụt giảm khách hàng nghiêm trọng. Cứ đà này thì doanh nghiệp khó có thể tiếp tục hoạt động”, ông Lê Hồng Minh, Chủ tịch hội đồng quản trị VinaGame, nói.

Cũng với những quy định như vậy, nhưng game trực tuyến dạng casual lại gần như không bị ảnh hưởng. Những game thủ của trò chơi Audition do công ty VTC cung cấp vẫn có thể tham gia các buổi khiêu vũ hơn 5 giờ dù họ không nhận được được điểm kinh nghiệm và DEN (tiền trong trò chơi này). Trò chơi này cũng không gặp phải vấn đề về việc buôn bán vì… không có.

Nguyên nhân của việc thiếu thống nhất trong triển khai Thông tư bắt nguồn từ “điểm thưởng”, yếu tố quyết định trong biện pháp kỹ thuật giới hạn giờ chơi của game thủ. Trong Thông tư 60, điểm thưởng được quy định “có thể là điểm kinh nghiệm, tiền thưởng hoặc hiện vật…”. Khái niệm này trong Công văn hướng dẫn quản lý giờ chơi của Bộ BCVT ngày 16/11/2006 được mở rộng thành “tất cả những hình thức nhằm khuyến khích người chơi tiếp tục chơi”. Khi triển khai thực tế thì quy định được đẩy lên một mức khác: cấm gần như toàn bộ các hoạt động của game thủ, kể cả việc trao đổi vật dụng cho nhau trong thế giới ảo.

Việc triển khai không thống nhất dẫn đến cách "hành xử" khác nhau trong biện pháp giới hạn giờ chơi ở từng game. Người chơi trò Con đường tơ lụa vẫn có thể luyện nhân vật cho hết 5 giờ, sau đó thì đi buôn thoải mái. Riêng game PTV do FPT Telecom cung cấp thì ngắt kết nối ngay những tài khoản hết giờ chơi. Giới game thủ một phần bỏ sang chơi những trò có máy chủ (server) đặt ở nước ngoài, một phần ở lại với nhiều chiêu "lách luật" như tạo nhiều tài khoản khác nhau để chơi luân phiên.

Theo đánh giá của các chuyên gia, việc xiết chặt quản lý trò chơi trực truyến nhưng vẫn với các biện pháp hiện nay sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp kinh doanh loại hình giải trí này. Với tâm lý bị gò bó, game thủ hoàn toàn có thể lựa chọn server nước ngoài. Cũng chính vì điều này mà Trung Quốc cũng vẫn chỉ đang thử nghiệm biện pháp quản lý giờ chơi ở một vài game.

Hiện, Bộ BCVT chưa có tuyên bố chính thức về tiếp tục duy trì văn bản này hay không.

Theo Vnexpress

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0