Thứ bảy, 20/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 09/02/2007
CNTT VN theo dấu thành công của Đài Loan

Tạp chí trực tuyến Asia Times vừa đăng bài của tác giả David Fullbrook phân tích về sự phát triển của ngành công nghiệp CNTT VN, với những nét tái hiện thành công kỳ diệu của nền kinh tế Đài Loan (ĐL) trong lĩnh vực này. Lao Động xin trích dịch và tóm lược bài viết.

Nhiều thuận lợi

Sự kết hợp giữa nhiều yếu tố đang nhanh chóng đưa ngành công nghiệp CNTT vào dây chuyền cung cấp sản xuất, thiết kế và dịch vụ CNTT toàn cầu.

Tương tự ĐL, chính quyền VN đặt ưu tiên cao nhất để hỗ trợ ngành công nghiệp CNTT non trẻ, trong đó có việc phát triển cơ sở hạ tầng tốt hơn. Riêng Hà Nội đã dự chi ngân sách gần 6 tỉ USD từ 2006-2010 nhằm nâng cấp hệ thống liên lạc.

Mật độ điện thoại ở VN được dự báo sẽ tăng hơn gấp đôi từ 26,2 máy/100 dân hiện nay lên 56,1 vào năm 2010.

Đáng chú ý là VN có nhiều thuận lợi tự nhiên hơn ĐL những năm 1970, 1980. VN có nhiều khoáng sản công nghiệp phục vụ CNTT như bauxite và manganese; có lực lượng lao động trẻ, phát triển nhanh và thạo CNTT; thu hút ngày càng nhiều đầu tư nước ngoài ngay từ những giai đoạn phát triển sớm hơn nhiều so với ĐL trước đây.

Intel đã tuyên bố đầu tư hơn 1 tỉ USD để xây dựng nhà máy tại VN và do đó sẽ thu hút những khoản đầu tư lớn khác nữa từ những nhà cung cấp của Intel và các ngành liên quan.

Các chuyên gia nhận định, ngành phần mềm VN còn rất nhiều khoảng trống để phát triển ở những lĩnh vực cao cấp như quản lý dự án, phát triển ứng dụng, kiến trúc hệ thống, tích hợp hệ thống, quản trị cơ sở dữ liệu, phân tích quy trình kinh doanh...

Với đội ngũ kỹ sư và lập trình viên có trình độ và chi phí thấp, VN đang ở vị trí thuận lợi để chiếm một phần quan trọng của các mảng thị trường mới.

Một điểm giống với ĐL nữa là dòng chảy của người Việt giỏi CNTT ở nước ngoài về ngày càng tăng. Họ đang trở thành một lực lượng chủ chốt đằng sau sự trưởng thành của ngành CNTT VN.

Tuy nhiên, còn phải kể đến đội ngũ kỹ sư và lập trình viên được đào tạo khá tốt từ các trường trung học và đại học trong nước. Đây cũng chính là một yếu tố quan trọng giúp ĐL vượt trội trong thập niên 1980.

Thu hút mạnh đầu tư nước ngoài

Nếu như ĐL từng dựa chủ yếu vào các nguồn đầu tư trong nước thì VN đang thu hút rất nhiều vốn từ các nguồn khu vực và thế giới. Ngành phần mềm VN thu hút được ngày càng nhiều công việc từ Mỹ như phát triển game, đồ hoạ hoạt hình và các phần mềm cao cấp khác.

Mặc dù còn nhiều công ty nhỏ, nhưng một số tập đoàn lớn đã bắt đầu hình thành, ví dụ như FPT với 6.000 nhân viên tại Hà Nội và có khách hàng là nhiều công ty lớn của Nhật Bản. FPT đã nhận được khoản đầu tư 36 triệu USD từ Intel và Texas Pacific Group hồi tháng 10.2006.

Do nhiều nhà đầu tư CNTT đa quốc gia muốn đa dạng hoá, tránh dựa quá sâu nền tảng sản xuất vào Trung Quốc, trong khi Ấn Độ lại quá xa các liên kết thiết kế và sản xuất ở khu vực Đông Á, VN tỏ ra là điểm đến đúng đắn vào thời điểm đúng đắn cho các nguồn đầu tư nước ngoài, trong đó đáng chú ý không chỉ có từ Nhật Bản, Hàn Quốc mà cả từ ĐL.

Kevin Luong - Giám đốc Điều hành Everki International, tập đoàn sản xuất túi ở ĐL nhưng đang phát triển hoạt động sản xuất phần mềm ở VN, cho biết: "Có cả một khu ở ngoại ô TPHCM với chủ yếu là các (doanh nghiệp đầu tư) ĐL. Rất nhiều nhà đầu tư ĐL tư duy xa và phát triển các nhà máy (tại đây).

Họ luôn để mắt tới những mục tiêu có tiềm năng lớn". Theo các chuyên gia, vấn đề mấu chốt trước mắt của VN là làm thế nào để điều phối, kết hợp và thực thi hàng loạt kế hoạch và chiến lược phát triển CNTT mà chính phủ và các ban, ngành của VN đã đề ra.

Một trong những điểm quan trọng là cần giảm hơn nữa sự bảo hộ đối với các doanh nghiệp nhà nước, từ đó giảm gánh nặng ngân sách và thúc đẩy sáng tạo. 

Theo Lao Động

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0