Thứ bảy, 20/07/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 08/02/2007
Quản lý game online bằng giấy phép "con": "Đẩy doanh nghiệp vào chỗ khó..."

Nhằm quản lý game online (GO), ngày 1.6.2006, liên bộ: Bưu chính - Viễn thông (BCVT) - VHTT - Công an đã ban hành thông tư liên tịch 60/TTLT (thông tư 60) để hạn chế giờ chơi với các khách hàng-game thủ của các Cty kinh doanh GO ở mức dưới 5 giờ/ngày.

Và dù cho thông tư quy định doanh nghiệp (DN) GO chỉ cần một giấy chứng nhận về điều kiện kỹ thuật đối với khả năng vận hành trò chơi của mình, nhưng dưới thông tư lại có những công văn hướng dẫn, những yêu cầu bất hợp lý... mang tính áp đặt, đẩy các DN vào thế rất khó khăn...

DN vướng... công văn

Ngày 6.2, game "Rapnarok" của Cty cổ phần dịch vụ trò chơi Vina (Vinagame) trở thành GO đầu tiên bị cưỡng chế đình chỉ hoạt động theo quyết định của Sở BCVT TPHCM. Đây là điều rất bất ngờ đối với hơn 500 ngàn người đang tham gia trò chơi này.

Vinagame cũng được thông báo phải áp dụng một số quy định về kỹ thuật để bảo đảm người chơi game "Võ lâm truyền kỳ" - một GO có lượng người chơi đông nhất hiện nay - chỉ chơi được dưới 5h/ngày, nếu không muốn tiếp tục bị đình chỉ.

Vụ việc đã là một cú "sốc" lớn với Vinagame - một Cty đã đi dầu trong việc đưa dịch vụ GO vào VN nói riêng và nhóm các DN kinh doanh GO.

Ông Lê Hồng Minh - Tổng Giám đốc Cty Vinagame - cho biết: "Chỉ chưa đầy 1 tháng thực hiện quy định về hạn chế giờ chơi, hàng loạt game của chúng tôi bị sụt giảm lượng người chơi rất lớn.

Game "Võ lâm truyền kỳ" giảm 50%, các game: "Ragnarok", "Cửu Long tranh bá" giảm 25% - 35% lượng người chơi... Cứ theo đà này, DN có thể không hoạt động được nữa".

Cũng theo ông Minh, Cty đã thực hiện nhiều biện pháp kỹ thuật để hạn chế giờ chơi. Tuy nhiên, liên tiếp những yêu cầu bổ sung của cơ quan chức năng đang đẩy DN vào chỗ quá khó khăn để có thể tiếp tục hoạt động.

Được biết, thực tế đã phát sinh thêm một loạt giấy phép " con" dành cho từng trò chơi. Công văn hướng dẫn số 2547/BBCVT-VT, ngày 16.11.2006 của Bộ BCVT quy định: Tuỳ vào kịch bản và nội dung mà các sở xem xét, giải quyết cho từng DN những trò chơi khác nhau.

Yếu tố "điểm thưởng" vẫn chưa được Bộ BCVT định nghĩa cụ thể, mà chỉ nêu chung chung là: "Tất cả các yếu tố có tính hấp dẫn trong trò chơi".

Đây là một khái niệm "trừu tượng", rất khó xác định cụ thể. Vì trong trò chơi, luôn có các yếu tố thực ra là tính năng của trò chơi. Nếu hạn chế tất cả các yếu tố thì sẽ phá vỡ hoàn toàn kiến trúc của trò chơi, biến trò chơi thành một dạng phần mềm chết không còn giá trị sử dụng, khác hẳn về nội dung, kịch bản, kiến trúc...

Theo một DN kinh doanh GO cho biết: "Định nghĩa đó không rõ ràng, khi DN làm việc với các đoàn kiểm tra sẽ nảy sinh những khó khăn vì bị phụ thuộc vào quan điểm chủ quan của từng thành viên, từng đoàn kiểm tra trong từng thời điểm".

Các đoàn kiểm tra luôn yêu cầu DN phải bổ sung giới hạn này đến kỹ thuật khác..., nếu không kịp áp dụng trong một thời gian yêu cầu trong khoảng từ 7-15 ngày thì có nguy cơ bị đình chỉ game".

Giấy phép con... không công bằng

Lý do mà Sở BCVT TPHCM thường đưa ra khi đình chỉ game nào đó là DN phát hành trò chơi do chưa có văn bản xác nhận đủ điều kiện nghiệp vụ của bộ, nên buộc phải đóng cửa. Giấy xác nhận này khác nào đã cho các sở "quyền sinh, quyền sát" mang chất cảm tính và nhiều khi đã tạo nên tình trạng mất công bằng.

Cụ thể, trong khi Vinagame bị đình chỉ "Ragnarok" thì với game "Audition" của Trung tâm game online (VTC Games) thuộc Tổng Cty Truyền thông đa phương tiện, khi hết 5 giờ chơi, chỉ cần reset lại máy là có thể chơi thêm 5 giờ tiếp theo.

Game MU cũng vậy, game thủ vẫn thoả sức chơi với chương trình "bạn cùng chơi" của Công ty FPT bằng cách hết giờ chơi lại chuyển qua tài khoản khác.

Được biết, giấy phép con làm cho các DN GO khốn khổ đang được kiến nghị Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ.
 
Ông Trần Hữu Huỳnh - Trưởng ban Pháp chế - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - thành viên Tổ công tác thi hành Luật DN và Luật Đầu tư - cho biết: "Vừa qua đã đưa "giấy phép con" này vào danh mục các giấy phép cần phải bãi bỏ và đã trình Thủ tướng quyết định vì tính bất hợp lý, không hiệu quả của nó".

Mặc dù đã có khuyến nghị của tổ công tác, nhưng Sở BCVT TPHCM vẫn ráo riết yêu cầu các DN GO đáp ứng các yêu cầu hạn chế giờ chơi, hạn chế các yếu tố "gây hứng thú" cho đến khi nào có lệnh sửa thông tư 60. Nếu vậy, DN vẫn phải đương đầu với sự tồn vong do sự bất khả thi của luật pháp. 

Bà Phạm Chi Lan - nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ:  Không thể vì một người bị bệnh, bắt cả làng uống thuốc

"Những giấy phép ban hành trái luật, bất hợp lý và không minh bạch đã gây nên nhiều vấn đề phức tạp, dẫn đến sự tuỳ tiện của các cơ quan địa phương trong quá trình thực hiện và làm xấu đi môi trường kinh doanh.

Cách quản lý game online bằng giấy xác nhận, giấy phép... như hiện nay vừa gây khó khăn lớn cho các DN, vừa xâm phạm quyền được giải trí của người dân... mà không đạt được hiệu quả.

Việc kiểm soát để không cho trẻ em, học sinh... quá đà vào việc chơi game không thể giải quyết được bằng giấy phép, mà phải ở cả các hình thức giáo dục của gia đình, nhà trường, cộng đồng...

Người chơi game cũng có nhiều người trưởng thành. Họ có quyền được quyết định thời gian giải trí của mình. Không thể chỉ vì một người có bệnh mà bắt cả làng uống thuốc".  

 

Theo Lao Động

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0