Chủ nhật, 12/01/2025

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 01/07/2013
Game online Trung Quốc đang tung hoành tại Việt Nam

Hơn 90% game online được phát hành trong nước hiện nay đều được nhập từ nước ngoài và game được nhập khẩu từ Trung Quốc gần như chiếm tuyệt đối, tuy nhiên đây là một điều không thể tránh khỏi đối với ngành game Việt Nam hiện nay.

game trung quoc la chinh.jpg
Thị trường game Việt chủ yếu phát hành game nước ngoài là chính

Tràn ngập game Trung Quốc

Trong khoảng hơn 200 game online đang có mặt trên thị trường trong nước hiện nay, có một điều dễ nhận thấy là game được nhập từ Trung Quốc về phát hành trong nước chiếm gần như “tuyệt đối”, đặc biệt là trong khoảng từ năm 2010 đến nay. Từ thể loại game cài đặt trên máy tính (client) đến game chơi trên trình duyệt (webgame) và kể cả game trên di động, đều được các doanh nghiệp kinh doanh game ở Việt Nam mua bản quyền từ Trung Quốc. Số tiền các doanh nghiệp bỏ ra mua bản quyền game dao động từ vài trăm triệu đồng đến vài tỉ đồng, ngoài ra theo đại diện một nhà phát hành game cho biết, hàng tháng các doanh nghiệp còn phải trả thêm 25% – 30% doanh thu (tùy game) cho đối tác cung cấp game. Chính vì thế, nhìn thị trường tràn ngập game Trung Quốc, vị đại diện này đã phải cay đắng, khi “ví von” rằng, thực tế ngành game Việt Nam chưa có gì ngoài phát hành game giúp Trung Quốc và góp phần làm giàu cho doanh nghiệp nước bạn.

Tuy nhiên, có một thực tế, nếu không phát hành game Trung Quốc, doanh nghiệp trong nước sẽ khó phát triển. Theo bà Đoàn Đỗ Ngọc Thi, đại diện truyền thông VNG, công ty đang đứng đầu thị trường game trong nước cho biết, do tại Việt Nam phần lớn các doanh nghiệp đang hoạt động trong thị trường trò chơi trực tuyến chưa đủ kinh nghiệm để có thể tự viết các trò chơi trực tuyến có độ phức tạp cao, chính vì vậy mới phải nhập nhiều tựa game từ nước ngoài như Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật,…

Trong đó, Trung Quốc là nước có nền văn hóa và quá trình phát triển Internet tương đồng với Việt Nam, vì thế những câu chuyện, bối cảnh, đồ họa và tính năng trong các trò chơi trực tuyến Trung Quốc khá hợp “gu” với người Việt Nam. Bên cạnh đó, không thể phủ nhận Trung Quốc là 1 một thị trường lới với nhiều sản phẩm trò chơi đa dạng, nhiều sự lựa chọn. Chính vì thế, lượng nhập khẩu các trò chơi trực tuyến từ Trung Quốc vẫn chiếm đa số.

Cùng quan điểm, ông Lê Phương Đông, Giám đốc điều hành của 5 Stars Mobile Game Company Limited cũng cho rằng, có nhiều lý do dẫn đến việc doanh nghiệp game trong nước phải nhập game từ Trung Quốc. Tuy nhiên, trong đó, yếu tố thuận lợi về tương đồng văn hóa, thói quen, lối sống là số 1 và yếu tố khả năng tùy biến cao của các nhà sản xuất Trung Quốc đối với sản phẩm là yếu tố thứ 2. Chính điều này khiến cho doanh nghiệp trong nước thường chọn game từ nước này.

Còn ông Phạm Công Hoàng, Phó Tổng Giám đốc FPT Online, lại cho rằng, nguyên nhân doanh nghiệp trong nước phải nhập game từ Trung Quốc là do hiện tại nguồn nhân lực nghiên cứu và phát triển game của Việt Nam chưa đủ sức tạo nên những sản phẩm game có chất lượng, đủ sức thu hút, hấp dẫn và đáp ứng được nhu cầu giải trí của khách hàng. Chưa kể đến việc các sản phẩm “Made in Vietnam” này sẽ gặp phải sự cạnh tranh gay gắt đến từ các sản phẩm nước ngoài được phát hành tại Việt Nam. Trong khi đó nếu mua nguồn game có sẵn, đã được kiểm nghiệm ở thị trường nước sở tại, được chọn lọc kỹ càng cả về đối tác phát triển lẫn việc cân nhắc nội dung phù hợp với văn hóa và thị hiếu người tiêu dùng Việt Nam, rút ngắn được thời gian và ít đầu tư hơn về nguồn lực thì đây là giải pháp tốt nhất trong thời điểm hiện tại.

Để phát triển game Việt cần có thời gian

Việc các doanh nghiệp game trong nước bắt buộc phải nhập khẩu game từ nước ngoài như đã nói là điều khó tránh khỏi, bởi muốn có được những game trong nước sản xuất cần phải có thời gian. 

Cụ thể, đến thời điểm hiện tại số doanh nghiệp đầu tư sản xuất game ở Việt Nam thực tế không nhiều, bên cạnh VNG và VTC, chỉ có thêm một vài doanh nghiệp nhỏ làm cả game trên máy tính lẫn di động như Fgame, Emobi Game, DIVMOB, JOY Entertainment…Nhưng thực tế mới chỉ là khởi đầu và chưa tạo ra được nhiều sản phẩm tầm vóc. Nguyên nhân đã được đai diện các doanh nghiệp nói ở trên, đó là ngành trò chơi trực tuyến ở Việt Nam hiện tại còn non trẻ, đội ngũ kỹ sư còn hạn chế về kinh nghiệm và tiềm lực kinh tế. trình độ phát triển game của Việt Nam đi sau các nước Âu Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc khá xa, nên phải cạnh tranh quyết liệt với những sản phẩm chất lượng.

Theo đại diện VNG, hiện các công ty lớn về trò chơi trực tuyến tại Việt Nam đều có đầu tư vào sản xuất game. Rất có thể, do mới vào nghề nên hầu hết chỉ làm game nhỏ, đơn giản và phần lớn là cung cấp cho các mạng Xã Hội và thiết bị di động. Cũng đã có 1 số thành công lớn như Thuận Thiên Kiếm và Khu Vườn Trên Mây của VNG, trò chơi bắn súng SQUAD hay 7554 lấy bối cảnh Điện Biên Phủ của VTC... Điều đó chứng tỏ doanh nghiệp trong nước đã có những bước khởi sắc. Vì thế, hãy cho các doanh nghiệp Việt thêm thời gian để bồi đắp nhân lực, học hỏi kinh nghiệm từ các nước bạn.

 Còn theo ông Lê Phương Đông, thực trạng hiện tại ngành Game Việt Nam đang đầu tư cho sản xuất game không hề nhỏ và họ đang đi đúng hướng. Những nhà phát triển game tại Việt Nam sau vài năm đầu tư vào sản xuất game đã có những bài học xương máu và đã nhanh chóng điều chỉnh chiến lược để có thể tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, làm game không phải như chế biến thức ăn nhanh, bởi cần phải có thời gian, chẳng hạn để có được nền công nghiệp game như ngày nay Nhật Bản phải mất đến 30 năm, Hàn Quốc khoảng 20 năm và Trung Quốc nhanh hơn cũng mất đến 15 năm. Trong khi đó, Việt Nam mới chỉ có 4 – 5 so về tuổi chưa qua được tiểu học ngành game, trong khi đó người ta đã Thạc sĩ với Giáo sư cả rồi. Sản xuất game ở Việt Nam để có cơ sở chắc phải cần 3 năm nữa và nếu thành công thì điều đó tương đương với việc người VN rất thông minh

Hay ông Phạm Công Hoàng cũng cho biết, FPT Online ngoài việc phát hành game sẽ xây dựng và phát triển bộ phận sản xuất game, cho cọ sát với các nhà sản xuất và các sản phẩm game nước ngoài nhằm tích luỹ kinh nghiệm và tri thức, dần dần từng bước tiếp cận và tiến vào lĩnh vực sản xuất game.

Theo Ictnews.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0