Thứ hai, 25/11/2024

Tìm kiếm

Giới thiệu chung
Đại hội VAIP IX
Hoạt động hội
Tin tức ICT
Môi trường - Chính sách
Doanh nghiệp - Hội viên
Sản phẩm - Công nghệ
Giao thương
Nguồn lực cho CNTT
Phần mềm nguồn mở
Xã hội ICT
Gặp gỡ ICT đầu xuân
Hội thảo HT-PT
ICT Caravan 2023
Lịch sử tin học Việt Nam
Chương trình hành động
Hội viên
ICT Tennis
Kỷ yếu 30 năm OLP
Liên hệ
  Cập nhật: 18/06/2013
"Chiến tranh OTT" và cuộc phiêu lưu của những gã mơ mộng gàn dở

Thời kinh tế khủng hoảng lại quyết định bỏ nhiều triệu USD để tự làm ứng dụng nhắn tin miễn phí thuần Việt trong khi khả năng thành công thấp, mô hình kinh doanh chưa rõ ràng… đội ngũ làm Zalo bị coi là những "gã mơ mộng gàn dở".

Zalo.jpg
Ở Zalo, những kỹ sư công nghệ làm việc không có khái niệm về thời gian.

Khi Công ty VNG quyết định đầu tư lớn cho dự án Zalo - ứng dụng nhắn tin miễn phí (OTT) thuần Việt, không có nhiều người tin sản phẩm này có thể thành công. OTT nội địa phải đương đầu với các đối thủ lớn của thế giới như WeChat, Line, Kakao Talk, Viber… - những sản phẩm đã khẳng định tên tuổi trên thế giới và đang có mặt tại Việt Nam. Vào cuối năm 2012, chính lãnh đạo của công ty VNG cũng thừa nhận khả năng thắng của Zalo không cao nhưng vẫn quyết định “dốc toàn lực” cho trận chiến OTT với khoản đầu tư lên tới nhiều triệu USD.

Giải thích thêm về việc khả năng thắng không cao nhưng vẫn “quyết chiến”, một lãnh đạo phụ trách dự án Zalo nói rằng: “Chúng tôi coi việc cạnh tranh với các sản phẩm quốc tế là một sự lãng mạn lớn của những người làm kỹ thuật”. Ông chia sẻ: “Nếu chỉ lo phát hành những sản phẩm quốc tế, Việt Nam sẽ mãi mãi chỉ là một vùng trũng công nghệ, hay nói cách khác là một "thuộc địa số" chuyên tiêu thụ sản phẩm nước ngoài. Vì thế, mong muốn của chúng tôi là phát triển được những sản phẩm công nghệ của riêng Việt Nam, do người Việt làm chủ nhằm phục vụ tốt nhất các nhu cầu trong nước”.

Trên thực tế, trong trận chiến với các đối thủ ngoại, Zalo yếu hơn nhiều mặt: cả về kinh nghiệm, tiềm lực tài chính cũng như số lượng kỹ sư công nghệ… Đây là chưa kể đến việc người Việt Nam có tâm lý sính ngoại, đặc biệt là sản phẩm công nghệ nên khả năng thuyết phục họ dùng sản phẩm nội địa sẽ rất khó. Trong bối cảnh kinh tế khủng hoảng, việc quyết định đầu tư hàng triệu USD cho một dự án khó thành công như Zalo là quá rủi ro và đội ngũ làm ứng dụng nhắn tin miễn phí thuần Việt bị coi là những gã mơ mộng gàn dở.

Tuy nhiên, khi theo đuổi giấc mơ lãng mạn, những gã gàn dở này chiến đấu không kể ngày đêm. Kể từ khi bắt đầu dự án đến nay, họ hầu như không có khái niệm thứ Bảy - Chủ Nhật; thậm chí nhiều hôm không có khái niệm ngày hay đêm… Họ có niềm tin rằng: những kỹ sư Việt Nam có khả năng làm được sản phẩm công nghệ cho hàng triệu người dùng. Họ tạm quên đi thực tế là các ứng dụng, sản phẩm công nghệ cao phần lớn là nhập khẩu và hầu như chưa có tiền lệ về chiến thắng người khổng lồ công nghệ của thế giới trên sân nhà. Nhưng những gã mơ mộng lại cộng thêm gàn dở thì sợ gì rủi ro!

Vào đầu tháng 5/2013, khi Zalo cán mức 2 triệu người dùng - cột mốc giúp OTT có khả năng bùng nổ và phát tán tự nhiên như Facebook, không ít chuyên gia công nghệ đã bất ngờ. OTT nội địa chứ không phải các ứng dụng ngoại là sản phẩm đầu tiên tại Việt Nam đạt được cột mốc quan trọng trong phát triển. Mỗi ngày, số lượng tin nhắn trao đổi qua Zalo lên tới 20 triệu - một con số mà các OTT ngoại quốc tại Việt Nam sẽ còn phải mất rất nhiều thời gian để đạt tới.

Giờ đây, khi đang tiến nhanh tới mốc 3 triệu người dùng và hướng tới con số 5 triệu vào cuối năm 2013, lãnh đạo của Zalo vẫn khẳng định: “Cuộc chiến còn rất dài và cơ hội còn cho tất cả các sản phẩm. Chỉ cần sảy chân một chút, Zalo sẽ đứng bên bờ vực thẳm”.

Trên thực tế, “vực thẳm” mà vị lãnh đạo phụ trách Zalo nói tới không chỉ là sự cạnh tranh quyết liệt đến từ các đối thủ sừng sỏ như Line, Kakao Talk, Viber… Nó đến từ việc chính bản thân ứng dụng nhắn tin miễn phí thuần Việt cũng chưa xác định được chính xác mô hình kinh doanh của mình ra sao? Toàn bộ đội ngũ của Zalo mới tập trung tạo ra một sản phẩm tốt nhất để phục vụ miễn phí hàng triệu người Việt Nam và tiêu tốn hàng triệu USD chứ chưa có một đồng doanh thu nào. Vì thế, cột mốc đầy thách thức vào cuối năm 2013 (5 triệu người dùng) vẫn là một cuộc phiêu lưu lãng mạn của những gã mơ mộng gàn dở Zalo nếu như bài toán kiếm tiền ra sao chưa được giải quyết.

Theo Ictnews.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Bình luận - Comment (FB):
tin hoc doi song
Công ty cổ phần Minh Việt
hanoi
Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam
automation
technoaid
Dự báo thời tiết
  Powered and Designed by MinhViet Technology Group
HỘI TIN HỌC VIỆT NAM
Người chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Long - Tổng Thư Ký - Hội Tin Học Việt Nam
Head office: 6th floor, 14 Tran Hung Dao Str., Hanoi,Vietnam - Tel:84-24-38211725 - Fax:84-24-38211708 - Email: office@vaip.vn
Copyright 2003-2006 by VAIP. All rights reserved
Designed by InteCom (MinhViet JSC) - Powered by MVC-Web CMS 2.0